Giới thiệu trải nghiệm sản phẩm của người dùng

Bulld Geotechno Co., Ltd
Ông Toshihiro Hanada, CEO
Kỹ sư xây dựng (Phòng Xây dựng / Phòng Quản lý kỹ thuật tổng hợp)

Sản phẩm đã sử dụng: Geo Engineer's Studio Ver. 2
Đây là chương trình phân tích nền đất đàn hồi hai chiều tính toán ứng suất tĩnh và biến dạng của nền đất trong các phân tích biến dạng phẳng và phân tích đối xứng trục. Phần mềm là một công cụ phân tích bằng phương pháp phần tử hữu hạn (FEM) rất mạnh trong tính toán nội lực, chuyển vị của các loại kết cấu công trình dân dụng được liên kết với nền đất như phân tích ổn định tường chắn hố đào, khoan đào đường hầm, phân tích hóa lỏng, cũng như phân tích biến dạng, ổn định đất nền xung quanh. Phần mềm hỗ trợ khai báo, nhập mô hình FEM tương tự như CAD, hỗ trợ các định dạng file SXF, DWG và DXF. Trong phạm vi bài viết này, phân tích bằng phương pháp phần tử hữu hạn áp dụng trong lĩnh vực địa kỹ thuật được gọi tắt là "phân tích địa kỹ thuật FEM".

Sử dụng phân tích FEM trong lĩnh vực địa kỹ thuật

Bulld Geotechno Co., Ltd
Ông Toshihiro Hanada, CEO

Sinh ra tại tỉnh Fukuoka (Nhật Bản), ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Xây dựng Fukuoka năm 1982 và thành lập công ty xây dựng vào cùng năm. Từ năm 1990, ông bắt đầu làm việc tại phòng kỹ thuật cho đến hiện tại.

Nhật Bản phải chịu nhiều thiên tai do các điều kiện khắc nghiệt như địa hình, địa chất và thời tiết. Vào tháng 7, một đợt lũ bùn trên phạm vi lớn đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng tại tỉnh Shizuoka. Cùng với việc gửi lời chia buồn chân thành nhất đến các gia đình bị ảnh hưởng, là một nhân lực thuộc lĩnh vực xây dựng dân dụng, ông lại càng cảm nhận được rõ hơn tầm quan trọng của công tác thiết kế và phân tích kết cấu.

Phân tích địa kỹ thuật FEM trong thời gian gần đây

Trong khoảng nửa thế kỷ, phân tích địa kỹ thuật FEM là kỹ thuật mô phỏng nhiều loại mô hình phức tạp, là công cụ giải quyết các bài toán biến dạng nền đất, ổn định mái dốc, hóa lỏng, phân tích thấm và phân tích ổn định kết cấu lân cận. Ngoài ra, phân tích địa kỹ thuật FEM còn có thể mô phỏng sự biến dạng và ứng suất, cơ chế ứng xử của nền đất phức tạp, v.v., cho phép dự đoán các hiện tượng khác nhau, đặc biệt là khi các hiện tượng đó khó có thể được tái tạo trong phòng thí nghiệm (hoặc nếu có thể thì đòi hỏi chi phí lớn).

Mặt khác, không nhiều kỹ sư thuần thục phân tích địa kỹ thuật FEM, vì dạng phân tích này sử dụng các phương trình chủ đạo (governing equation) phức tạp và hầu hết quá trình chạy phân tích trong chương trình đều không được giải thích hoặc thể hiện ra ngoài. Thông số đất nền sử dụng trong phân tích địa kỹ thuật FEM cũng khá hạn chế do số lượng mẫu đất ít ỏi (thông thường chỉ lấy một mẫu nhỏ bằng nắm tay đối với khu vực diện tích vài chục đến vài trăm m2), do các vấn đề về chi phí và thời gian lấy mẫu.

Tuy nhiên, hiện nay phân tích địa kỹ thuật FEM ngày càng được ứng dụng rộng rãi, và số kỹ sư sử dụng phân tích địa kỹ thuật FEM trong thực tế cũng đang tăng lên qua từng năm. Không chỉ các chương trình phân tích được nâng cấp liên tục, mà các tài liệu về thông số đất nền đầu vào cũng phong phú hơn.

Bài viết này giới thiệu một ví dụ phân tích trong thực tế sử dụng chương trình phần mềm phân tích địa kỹ thuật FEM "Geo Engineer's Studio Ver. 2" do FORUM8 phát triển.

Tính năng nổi bật trong Geo Engineer's Studio Ver. 2

Đây là chương trình phân tích nền đất đàn hồi hai chiều, thực hiện tính toán ứng suất tĩnh và biến dạng của nền đất bằng phương pháp tổng ứng suất tĩnh trong các phân tích biến dạng phẳng và phân tích đối xứng trục.

Phạm vi ứng dụng chính như sau:

  • Phân tích ứng suất và biến dạng nền đất
  • Nghiên cứu sự tương tác giữa đất nền và kết cấu
  • Nghiên cứu ảnh hưởng của biến động áp suất nước (thủy tĩnh, thủy động) lên nền đất
  • Phân tích ổn định nền đất trong quá trình thi công đào hầm
  • Phân tích đàn hồi dẻo đối với thi công tường chắn
  • Phân tích tác động của động đất đến khả năng hóa lỏng đê đập

Điểm nổi bật của phần mềm là:

  • Có sẵn phân tích theo các bước
  • Có sẵn các điều kiện biên: lăn, cố định/ngàm và chuyển vị cưỡng bức
  • Mô hình thành phần gồm:
    Biến dạng phẳng, trục đối xứng, phần tử dầm, thanh, đàn hồi, v.v.
  • Mô hình nền đất gồm:
    Đàn hồi, phi tuyến, đàn hồi dẻo, Mohr - Coulomb (MC), mô hình hóa lỏng M
    Mô hình không kéo (No-Tension), mô hình M-φ của phần tử dầm, v.v.
  • Tải trọng được xét:
    Tập trung, phân bố đều, chuyển vị cưỡng bức
  • Được trang bị chức năng tạo lưới tự động (automesh)

Qua đó, phần mềm được trang bị khả năng tính toán cho đa dạng các loại mô hình.

Ví dụ tính toán áp lực đất lên kết cấu tường chắn bê tông cốt thép (BTCT)

Ví dụ sau xét việc lắp đặt tường chắn BTCT dạng hình chữ T ngược trong đó áp lực lớp đất yếu, với bài toán đặt ra là phân tích (hai chiều) tác động của sự gia tăng áp lực đất gây ra bởi phần đất đào thừa được bố trí tạm thời ở khu vực lân cận lên kết cấu tường chắn BTCT.

Phân tích cho thời gian bình thường, quá trình lắp đặt tường chắn được mô hình hóa theo từng bước để tiến hành phân tích địa kỹ thuật FEM hai chiều. Các bước được diễn giải như sau:

1. Trước khi thi công (mô hình minh họa ↓)

2. Trong quá trình san và đào đất (biểu đồ contour biến dạng cắt ↓)

3. Lắp đặt tường chắn (biểu đồ contour biến dạng cắt ↓)

4. Khi bố trí tạm đất đào thừa ở khu vực lân cận (biểu đồ contour biến dạng cắt ↓)

Phần đất đào thừa được đắp tạm thời khiến mômen uốn tại chân tường đứng tăng xấp xỉ 72%, và phần tường chắn BTCT bị xê dịch khoảng 8 mm.

Ví dụ kiểm tra áp lực đất lên kết cấu tường chắn BTCT

Sơ đồ mô hình

Số nút (node): 2724 / Phần tử đặc chắc (solid) : 2601 / Phần tử : MC, đàn hồi (elastic)

Biểu đồ chuyển vị (X10)

Biểu đồ ứng suất chính

Ví dụ phân tích ổn định nền đất xung quanh khi khoan đào đường hầm

Ví dụ này phân tích sụt lún (hai chiều) của nền đất xung quanh khi thi công hầm bằng khiên đào, hố đào có đường kính 6m.

Hình trên: Biểu đồ contour độ lún theo phương thẳng đứng ↑

・ Độ lún theo phương đứng trên bề mặt = 10 mm
・ Độ lún của phần nổi trên bề mặt hố đào = 16 mm
Từ kết quả trên, có thể nhận định rẳng tác động gây lún bề mặt xung quanh là không hề nhỏ.

Ví dụ phân tích sụt lún của nền đất xung quanh khi khoan hầm

Sơ đồ mô hình

Số node: 5198 / Phần tử đặc chắc (solid): 5088 / Phần tử: Elasticity

Biểu đồ chuyển vị trong quá trình khoan đào (X100)

Biểu đồ ứng suất cắt trong quá trình khoan đào

Ví dụ phân tích kiểm tra ổn định mái dốc

Đây là một ví dụ phân tích (hai chiều) biến dạng và lực tác dụng lên công trình mái kè/ mái đất đắp khi mực nước dâng cao.

Sơ đồ chuyển vị (x 10 lần) ↑

Biểu đồ contour biến dạng cắt ↑

Có thể thấy rằng biến dạng tập trung ở lớp đất dưới nền đắp.

Ví dụ phân tích kiểm tra ổn định mái dốc

Sơ đồ mô hình

Số node: 3336 / Phần tử đặc chắc (solid): 3216 / Phần tử: Elasticity

Biểu đồ ứng suất chính

Ví dụ phân tích biến dạng cống hộp đường dẫn nước ngầm BTCT (phương pháp cường độ địa chấn phản ứng)

Ví dụ này phân tích (hai chiều) biến dạng và lực tác dụng theo "phương pháp cường độ địa chấn phản ứng" (xem gia tốc phản ứng đối với kết cấu công trình và nền đất xung quanh được mô hình là điều kiện ngoại lực) lên cống hộp ngầm khi xảy ra một trận động đất cấp 2 (theo thang đo của Nhật).

Sơ đồ chuyển vị (x 10 lần) ↑

Biểu đồ contour ứng suất cắt ↑

Trong các kết quả tính toán ứng suất tác dụng lên cống hộp, biểu đồ moment M được biểu diễn (như hình trên ↑)

Ví dụ phân tích biến dạng cống hộp đường dẫn nước ngầm BTCT (theo phương pháp cường độ địa chấn phản ứng)

Sơ đồ mô hình

Số node: 2340 / Phần tử đặc chắc (solid): 2204 / Phần tử: Elastic

Biểu đồ ứng suất chính

Ví dụ về phân tích ổn định (hóa lỏng) của đê sông khi xảy ra động đất

Đây là ví dụ sử dụng phân tích địa kỹ thuật FEM để đánh giá độ ổn định kháng chấn của các công trình đê sông hiện tại. Cụ thể, "H19.3 Earthquake Resistance Performance Inspection Guidelines for River Structures (Draft) and Explanations" và "H28.3 Earthquake Resistance Performance Inspection Guidelines for River Structures" trong phân tích biến dạng tải trọng bản thân (hai chiều) FEM cho nền móng trong Phòng Kiểm soát lũ lụt thuộc Cục Đường thủy của Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (tính toán mức độ sụt lún của kè do hóa lỏng).

Hình trên: Sơ đồ các bước phân tích ↑

Trong phân tích, thực hiện phân tích bước "level 2 (1) trước khi hóa lỏng → (2) → lúc hóa lỏng và (3) khi nén thể tích", và "lượng biến dạng tải trọng bản thân do hóa lỏng" sẽ thu được bằng phân tích.

(2) Khi hóa lỏng: Sơ đồ phân bố FL (sức kháng hóa lỏng) ↑

(3) Tại thời điểm nén thể tích: Sơ đồ chuyển vị ↑

Ở phần kè chính, hiện tượng hóa lỏng khả năng lớn xảy ra khi có động đất cấp 2 và sẽ xảy ra ở lớp đất dưới thân kè. Ngoài ra, do mức độ sụt lún của kè do hóa lỏng gần bằng mực nước tại thời điểm lũ lụt nên có thể nhận định rằng kè có vấn đề về khả năng chống động đất.

Ví dụ phân tích ổn định (hóa lỏng) của đê sông khi xảy ra động đất

Sơ đồ mô hình

Số node: 10374 / Phần tử đặc chắc (solid): 3351 / Phần tử: Song tuyến đàn hồi, giảm độ cứng đàn hồi, đàn hồi

Kết luận

Như vậy, phân tích địa kỹ thuật FEM có thể được áp dụng cho nhiều loại kết cấu đất phức tạp liên kết với kết cấu BTCT. Ngoài ra, các biểu đồ biểu thị sự phân bố ứng suất và chuyển vị được biểu diễn bằng các mảng màu trực quan.

Tóm lại, "Geo Engineer's Studio Ver.2" là công cụ sử dụng FEM trong phân tích địa kỹ thuật, giải quyết được nhiều bài toán khác nhau. Thao tác trên phần mềm cũng rất đơn giản. Hãy cân nhắc sử dụng phần mềm của chúng tôi!

(Up&Coming '21 Ấn phẩm mùa xuân)



Trang trước
    
Mục lục

Up&Coming

LOADING