Vol.

 7


"Rey.Hori"
Ông Horiuchi Mamoru


URL
http://www.yk.rim.or.jp/~reyhori/


Địa điểm: TP. Kawasaki, tỉnh Kanagawa
Profile

Sau khi tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật máy móc sản xuất, Khoa Cơ khí, Đại học Tottori, ông gia nhập công ty Fujitsu, phụ trách thiết kế chế tạo máy in khổ lớn. Thời gian đó, niềm yêu thích đối với máy tính của ông từ thời trung học đã lớn tới mức ông có thể đáp ứng các yêu cầu khó về đồ họa máy tính 3D (3DCG). Từ năm 1997, ông chuyển sang làm freelancer (tên kinh doanh là "Rey.Hori") chuyên sản xuất các hình ảnh minh họa và hoạt hình bằng 3DCG, với sự độc đáo trong sản phẩm của ông đến từ việc tận dụng kiến thức trong lĩnh vực cơ khí. Ban đầu, ông chủ yếu làm bao bì sản phẩm mới của các chi tiết thiết bị điện tử, thuốc cảm, hoặc vẽ tranh minh họa bằng CG cho các tạp chí, sách khoa học viễn tưởng (SF), thiết kế web. Năm 2004, ông được đặt hàng làm minh họa cho dự án về "máy gia tốc tuyến tính quốc tế (ILC)". Trong dự án này, ngoài việc tạo ra các hình minh họa phản ánh những thay đổi trong kế hoạch của ILC mỗi năm, ông đồng thời cũng bắt đầu đảm nhận những phần việc đòi hỏi mức độ chuyên môn cao, chẳng hạn như liên quan đến thiết bị máy gia tốc ở trong và ngoài Nhật Bản.

 
Dễ dàng dựng mô hình bằng bề mặt tự do, liên kết nhiều định dạng file
Tận dùng điều đó để thiết kế từ sản phẩm các loại đến thiết kế minh họa cho sách khoa học viễn tưởng, ILC, v.v., dần mở rộng đối tượng thiết kế sau 25 năm sử dụng Shade
 

Ông Horiuchi bắt đầu công việc về mảng 3DCG vào năm 1992. Thời gian đầu ông sử dụng một phần mềm CG phổ biến khác, nhưng sau khi được một người đi trước trong lĩnh vực này giới thiệu Shade, ông đã thử sử dụng và nhận ra sự tiện lợi khi dựng mô hình trên bề mặt tự do. Trải nghiệm đó đã khiến ông quyết định bắt đầu sử dụng Shade vào năm 1995 (khi đó là "Shade III").

Trong quá trình dùng Shade, ông Horiuchi đã tìm kiếm nhiều giải pháp khác nhau giúp phần mềm hoạt động hiệu quả hơn. Ông luôn xem Shade là phần mềm tạo khối 3D, không phải phần mềm vẽ 2D. Cách dựng mô hình hay được ông áp dụng là phác họa bằng phần mềm CAD 2D đầu tiên, sau đó, chuyển dữ liệu thành các file định dạng AI hoặc EPS và đưa chúng vào Shade. Những năm gần đây, ngày càng có nhiều khách hàng cung cấp dữ liệu CAD 3D khi yêu cầu tạo hình minh họa cho các cấu trúc phức tạp. Shade3D rất mạnh về import, export dữ liệu mô hình NURBS định dạng STEP, do đó hỗ trợ rất đắc lực cho ông.

 

Ngay từ đầu, ông Horiuchi khi thiết kế mô hình thường ưa thích sử dụng bề mặt tự do hơn là đa giác polygon. Qua quá trình thử và sai, ông nhận ra rằng cách vẽ này sẽ hiệu quả hơn khi sử dụng kết hợp với các phần mềm khác.

Để giảm bớt công sức chỉnh lại màu sắc cho mô hình, lần đầu tiên ông sử dụng Shade để dựng một mô hình chính xác. Sau đó, ông lột bỏ hết chất liệu (texture) bề mặt, phủ màu đen cho toàn bộ mô hình; tạo các "mask" màu trắng cho các chi tiết cần chỉnh màu. Trong những trường hợp chẳng hạn như có yêu cầu nghiêm ngặt về tông màu, hoặc cần tạo sự thô nhám, "bụi bặm" cho một con tàu vũ trụ, thì hiệu quả của việc sử dụng "mask" là rất rõ ràng.

Từ khi chuyển sang làm freelancer vào năm 1997, ông chủ yếu làm hình minh họa cho 1) chi tiết điện tử, 2) bao bì mới cho các loại thuốc cảm, 3) các sản phẩm như điện thoại di động không mang nhãn hiệu của bất kỳ công ty nào, và 4) tiểu thuyết của Greg Eagan, Isaac Asimov, Philip K. Dick, Joji Hayashi và các nhà văn viết về khoa học viễn tưởng khác ở Nhật Bản và nước ngoài.

Từ năm 2004, ông phụ trách việc tạo các tranh ảnh minh họa các thông tin cập nhật từ dự án ILC, dự án đang được thiết kế và phát triển thông qua hợp tác quốc tế do Viện nghiên cứu máy gia tốc năng lượng cao (KEK) Nhật Bản chủ trì. Dự án quốc tế về vật lý hạt cơ bản nhằm xây dựng ILC ở Nhật Bản này đang thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu và kỹ sư khắp thế giới. Bằng những nỗ lực giúp phản ánh những kế hoạch mới trong dự án, gần như mỗi năm ông Horiuchi đều tạo ra dữ liệu 3DCG mới cho dự án này.

"Tôi hy vọng kế hoạch ILC được thông qua càng sớm càng tốt.". Do đã tham gia vẽ tranh minh họa cho dự án tầm cỡ quốc tế và được đầu tư số tiền rất lớn này từ thời gian đầu, ông Horiuchi rất quan tâm đến tình trạng của dự án. Đồng thời, dựa trên kiến thức khoa học có được qua công việc thiết kế cho ILC và kiến thức về 3DCG phục vụ mục đích quảng bá, giải thích, không chỉ thiết bị liên quan đến máy gia tốc ở Nhật Bản và ở nước ngoài, ông hy vọng sẽ đáp ứng được các nhu cầu của Cơ quan nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) và đài quan sát sóng hấp dẫn Kamioka (KAGRA). Trong tương lai, ông muốn hiểu rõ hơn nữa về cách mà 3DCG, khác với phần mềm CAD 3D và ảnh, thể hiện một cách chân thực và độc đáo những sự vật chỉ tồn tại trong thế giới tưởng tượng của con người.

(Tác giả: Takashi Ikeno)



▲Làm hình minh họa cho các tiểu thuyết khoa học viễn tưởng




▲Mô hình 3D tháo rời của khoang gia tốc siêu dẫn trong ILC

  

▲Bản render của máy gia tốc chính của ILC


▲Ảnh bìa và mô hình 3D của truyện "Cuộc viễn chinh của đội quân Seikei Izumo-1" - tác giả Joji Hayashi



Trang trước
  
Mục lục
(Up&Coming '20  Ấn phẩm mùa thu)
Back
Up&Coming