Vol.
 14

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Tokyo
Hệ thống trường Koyama

Khoa Nội thất
Ông Ryo Murata

URL: https://tec.ttc.ac.jp/

Địa điểm: Quận Nakano, thủ đô Tokyo (Nhật Bản)
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Tokyo (TTC) là một trong bốn trường cao đẳng/ dạy nghề của Hệ thống trường Koyama. Được thành lập vào năm 1987, trường hiện có tổng cộng 11 khoa, tiêu biểu gồm Khoa Kiến trúc, Công nghệ thông tin (CNTT), Môi trường và Công nghệ sinh học. Trong đó, Khoa Nội thất mà thầy Ryo Murata (nhân vật trong bài lần này) đang công tác tổ chức các khóa đào tạo kéo dài hai năm, với mục tiêu là tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về thiết kế không gian nội thất "khiến người ở cảm thấy vui, môi trường sống phong phú". Khoa cũng thúc đẩy việc học tập ngoài trường, và đây cũng là một nét đặc trưng của TTC. Sinh viên được tiếp cận với các xu hướng mới nhất và các ví dụ nội thất thực tế từ các doanh nghiệp liên kết với trường để tìm hiểu về phối hợp nội thất (interior coordination). Qua cách tiếp cận này, sinh viên vừa được trải nghiệm sự thú vị của quá trình sản xuất, vừa đạt được mục tiêu về bằng cấp. Thầy Murata cho biết trong thời gian đây, khoa đã chuyển sang thực hiện các bài giảng từ xa kết nối giữa showroom và lớp học trực tuyến để đối phó với COVID-19, nhưng từ năm nay, cơ hội đến tham quan showroom của sinh viên sẽ nhiều lên. Khoa cũng đang tập trung vào các kỹ năng trình bày trong không gian kỹ thuật số như 3D CG, rất cần thiết để làm việc với nhau. Chương trình học được cấu trúc để học sinh có thể học cách thao tác trên Shade3D và tạo ra hình ảnh bằng đồ họa 3D từ năm nhất.
 Một cách tiếp cận đặc trưng khác trong các bài học tại trường, theo thầy Murata, là sử dụng một hệ thống bài giảng độc đáo. Giảng viên sẽ chuẩn bị giáo án bao gồm các nội dung chính của tiết học, mục đích của tiết học và những điều có thể đạt được sau tiết học ("mục tiêu có thể thực hiện/ mục tiêu có thể hiểu được"), v.v. cho mỗi tiết học dài 90 phút. Giảng viên sẽ giải thích những điều này ở đầu tiết học, và sau đó tiến hành bài học theo giáo án. Vào cuối tiết học, giảng viên sẽ ra một bài kiểm tra để xác định mức độ hiểu của sinh viên sau mỗi bài học, và thực hiện các bài học bổ sung để bổ túc phần kiến thức sinh viên còn thiếu. Khoa Nội thất có 30 sinh viên ở mỗi khóa, do đó trường hiện đang có tổng cộng khoảng 60 sinh viên theo học (vì đây là hệ hai năm). Tất cả sinh viên năm nhất đều học với một chương trình thống nhất. Trong nửa sau của năm hai, sinh viên có thể chọn giữa hai tùy chọn về 1) lớp thiết kế và sản xuất đồ nội thất, và 2) lớp học thuyết trình kỹ thuật số (digital presentation) sử dụng 3D CG.
 
Nỗ lực truyền tải niềm vui của công việc thiết kế, phát triển nhân lực thiết kế nội thất theo cách riêng gồm khuyến khích học ngoài trường.
Sử dụng Shade3D thiết kế từ phối hợp nội thất tổng thể (total coordinate board) đến dựng hoạt họa (animation).

Shade3D đã được sử dụng trong các lớp học tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Tokyo (TTC) từ hơn 20 năm trước. "Thực ra, bản thân tôi cũng đã tốt nghiệp trường này", thầy Murata cho biết. Khoảng 10 năm trước, thầy của thầy Murata đã giới thiệu Shade3D là "phần mềm đồ họa 3D-CG tổng hợp được phát triển tại Nhật Bản, có thể xử lý mọi tác vụ từ dựng mô hình đến chỉnh ánh sáng, kết xuất". Thầy cũng đã giải thích ưu điểm của Shade3D là có thể tạo các đối tượng 3D dựa trên bản vẽ tạo bằng phần mềm vẽ CAD 2D, đồng thời vẫn có thể chỉnh các cài đặt cơ bản như vật liệu, màu sắc, ánh sáng/ ánh sáng tự nhiên.

Về việc tại sao Shade3D vẫn tiếp tục được sử dụng ngay cả khi thầy Murata đã bắt đầu có lớp phụ trách tại trường, thầy giải thích: "Giao diện của Shade3D gồm 4 cửa sổ, tương tự bản vẽ nội thất. Có thể nói phần mềm này rất trực quan và dễ học.". Hơn nữa, từ khía cạnh cấu trúc chương trình học, sinh viên năm nhất của Khoa Nội thất có thể học xong thao tác cơ bản trên phần mềm chỉ trong khoảng 8 tháng, và sau đó họ có thể sử dụng nó dễ dàng.

Sinh viên năm nhất Khoa Nội thất (nhập học vào tháng 4) trước tiên sẽ học thao tác cơ bản trên phần mềm CAD và các phần mềm dùng cho việc thuyết trình.

 
▲Trường Cao đẳng Kỹ thuật Tokyo (TTC)

Sau đó, từ tháng 6, sinh viên sẽ tham gia các lớp học sử dụng Shade3D. Sinh viên sẽ được học thao tác cơ bản của phần mềm, sau đó sử dụng đồ họa 3D (CG) để biểu diễn các vật dụng nội thất khác nhau (như ghế).

Từ tháng 9 đến tháng 10, sau khi kỳ nghỉ hè kết thúc, mỗi sinh viên sẽ chọn một chủ đề, concept (ý tưởng) thiết kế nội thất cho một căn phòng trống (điều kiện giống nhau cho tất cả sinh viên). Họ sẽ tạo ra các tác phẩm đồ họa biểu diễn đa dạng các không gian sử dụng giấy dán tường và sàn, với cách trang trí và sắp đặt nội thất khác nhau, đồng thời cố gắng đạt được yêu cầu về chất lượng bài do giảng viên đặt ra.

Sau đó, từ tháng 11 đến tháng 12, sinh viên sẽ tạo ra mô hình 3D của căn phòng sử dụng Shade3D, dựa trên bản vẽ thiết kế của chính họ đã tạo ra trong lớp thiết kế. Đây sẽ là tác phẩm đầu tiên mà sinh viên tự thiết kế và thể hiện kết quả phối hợp nội thất (interior coordination) dựa trên các chủ đề và concept thiết kế mà tự họ đã đưa ra.

▲ Những chiếc ghế thiết kế và chế tạo bởi sinh viên Khoa Nội thất

Từ tháng 1 đến tháng 2, thời gian cuối của năm nhất, sinh viên sẽ phối hợp nội thất cho tất cả các phòng trong một ngôi nhà một tầng dựa trên bản vẽ thiết kế của họ tạo ra trong lớp thiết kế ở học kỳ trước. Đầu tiên, sinh viên mô hình hóa toàn bộ không gian của ngôi nhà sử dụng Shade3D, sau đó chuyển sang chế độ CG và đưa vào chủ đề, concept thiết kế của từng phòng bên cạnh các điều kiện thiết kế của ngôi nhà. Như vậy, sinh viên sẽ hoàn thành một bảng điều phối nội thất tổng thể, bao gồm cả phối cảnh bao quát được sử dụng để thuyết trình.

Trong Khoa Nội thất, sinh viên được kỳ vọng sẽ thành thạo thao tác cơ bản trên Shade3D khi kết thúc năm nhất, và đối với sinh viên năm hai, họ sẽ được học ứng dụng của phần mềm thông qua các lớp thiết kế do thầy Murata giảng dạy. Sinh viên sẽ tạo mô hình 3D của một ngôi nhà hai tầng hoặc ba tầng để trải nghiệm khối lượng công việc dựng mô hình lớn hơn, bao gồm phần ngoại thất, môi trường xung quanh của ngôi nhà.

▲ Phối cảnh tạo bởi sinh viên trong Khoa Nội thất sử dụng Shade3D

Ngoài ra, trong lớp học kỳ 2 (từ tháng 11 đến tháng 2) của năm thứ hai, sinh viên sẽ phải chọn một trong hai lớp (như đề cập ở trên) để thực hiện đồ án tốt nghiệp. Thầy Murata phụ trách lớp thuyết trình kỹ thuật số sử dụng 3D CG. Sử dụng Shade3D, sinh viên có thể tạo ra hiệu ứng di chuyển (walk-through) xuyên suốt ngôi nhà họ đã thiết kế. Mục tiêu của lớp học là giới thiệu một cách hiệu quả sự phối hợp nội thất trong một căn nhà.

"Xét về thời gian cần thiết để học các thao tác cơ bản trên Shade3D (theo chương trình học hiện tại), tôi nghĩ phần mềm đồ họa 3D-CG tổng hợp này hoàn toàn phù hợp."

Thầy Murata nói đến các ưu điểm của Shade3D gồm thao tác trên phần mềm trực quan và phù hợp để giảng dạy. Ngoài ra, thầy cũng cho rằng "Shade3D vẫn có nhiều tiềm năng phát triển về chất lượng sản phẩm".

▲ Thầy Ryo Murata, giảng viên Khoa Nội thất và thầy Juichiro Takayama, lãnh đạo khoa (từ trái sang).
Ảnh chụp trước quán cafe tại sảnh tầng 1 của trường.


Trang trước
  
Mục lục
  
Trang sau
Tác giả: Takashi Ikeno
(Up&Coming '22 Ấn bản mùa hạ)
Back
Up&Coming

LOADING