Đề tài hỗ trợ
 Đề tài hỗ trợ / FEM Engineer's Studio®

Độ cứng trong phân tích giá trị riêng và hệ số suy giảm độ cứng của phần tử khung

Maintenance and Support Information


Từ Engineer's Studio® ver. 10.0.0, độ cứng đàn hồi (EI) được sử dụng khi phân tích giá trị riêng độ cứng của phần tử M-φ (là phần tử có đường đặc tính phi tuyến (đặc tính M-φ) được gán cho phần tử khung xấp xỉ đường đồ thị biểu diễn quan hệ mômen - độ cong của mặt cắt). Khi chọn phương pháp giảm độ cứng của khung là "Determination from M-φ (xác định bởi quan hệ M-φ)", hệ số suy giảm độ cứng luôn nhỏ hơn 1 (độ cứng giới hạn). Đây là những điểm khác biệt so với phiên bản trước đó.



Từ Ver. 9 trở về trước Ver.9

Từ Ver. 10 trở đi

Độ cứng trong phân tích trị riêng phần tử M-φ

Dốc đường cong thứ nhất của quan hệ M-φ

Độ cứng đàn hồi (EI)

Hệ số suy giảm độ cứng khi thiết lập
giảm độ cứng phần tử khung "xác định bởi
quan hệ M-φ"

・Ít hơn 1 khi tam tuyến (độ cứng giới hạn)
・Bằng 1.0 trong các trường hợp còn lại

Luôn nhỏ hơn 1


Sau đây là các ví dụ khi đọc file dữ liệu cho ra kết quả phân tích giá trị riêng trùng khớp hoặc không khớp nhau.


Kết quả phân tích giá trị riêng trùng khớp

  1. Đặc tính M-φ của song tuyến được gán cho phần tử M-φ (Hình 1).
  2. Phương pháp giảm độ cứng của khung là "Determination from M-φ" (xác định bởi quan hệ M-φ) (Hình 2).

Ở phiên bản Engineer's Studio ver. 9, hệ số suy giảm độ cứng là 1 và sử dụng dốc đường cong thứ nhất của đồ thị quan hệ M-φ cho ra độ cứng giới hạn. Trong ver. 10, độ cứng đàn hồi (EI) được giảm đi để cho ra độ cứng giới hạn (Hình 3). Trong cả 2 trường hợp, kết quả phân tích giá trị riêng là như nhau.


Hình 1. Quan hệ mômen - độ cong (M-φ) của song tuyến
Hình 2. Phương pháp giảm độ cứng của khung trong ver. 9
Hình 3. Phương pháp giảm độ cứng của khung trong ver. 10

Kết quả phân tích giá trị riêng khác nhau: ví dụ 1

  1. Đặc tính M-φ của song tuyến được gán cho phần tử M-φ (Hình 1).
  2. Phương pháp giảm độ cứng khung là "None" (Hình 4).

Ở ver. 9, hệ số suy giảm độ cứng là 1 và sử dụng dốc đường cong thứ nhất của đồ thị quan hệ M-φ cho ra độ cứng giới hạn. Trong ver. 10, đặt phương pháp giảm độ cứng của khung là "None" để cho ra độ cứng giới hạn.

Để các kết quả tính ra giống nhau, thay đổi phương pháp giảm độ cứng khung thành "Determination from M-φ" (Hình 5).


Hình 4. Phương pháp giảm độ cứng của khung trong ver. 9
Hình 5. Thay đổi phương pháp giảm độ cứng của khung trong ver. 10

Kết quả phân tích giá trị riêng khác nhau: ví dụ 2

  1. Đặc tính M-φ của song tuyến được gán cho phần tử M-φ (Hình 1).
  2. Phương pháp giảm độ cứng khung là "Determination from M-φ" (Hình 6).

Ở ver. 9, hệ số suy giảm độ cứng là 1 cho ra độ cứng giới hạn. Đối với ver. 10, hệ số suy giảm độ cứng nhỏ hơn 1 cho ra độ cứng giới hạn.

Để kết quả tính ra giống nhau, cần không gán đặc tính M-φ cho phần tử dầm đàn hồi, hoặc chọn "None" đối với phương pháp giảm độ cứng của khung (Hình 7).


Hình 6. Phương pháp giảm độ cứng của khung trong ver. 9
Hình 7. Thay đổi phương pháp giảm độ cứng của khung thành "None" trong ver. 10

(Up&Coming '21 Ấn bản mùa hạ)
Back
Up&Coming

FORUM8

LOADING