FORUM8 Asia Online Seminar 2021


Năm 2021, sự kiện thường niên FORUM8 Asia Seminar trở lại với chuỗi chương trình hội thảo được tổ chức online tại 5 khu vực thuộc Châu Á – Thái Bình Dương. Ngoài giới thiệu về các giải pháp mới nhất của FORUM8 trong các lĩnh vực thực tế ảo / đồ họa CG, phân tích kết cấu xây dựng UC-1 / phân tích FEM, hội thảo còn ra mắt phòng trưng bày ảo các giải pháp của FORUM8, tái hiện không gian trưng bày sản phẩm tại trụ sở chính Tokyo, Nhật Bản.

Thời gian: 14:00 - 17:30 (giờ địa phương)
Phí tham dự: Miễn phí
>> Đăng ký ngay!
< Ngày diễn ra / Địa điểm >
Ngày diễn ra Địa điểm
19/03/2021 Hà Nội / Online
16/04/2021 Hàn Quốc / Online
20/04/2021 Thượng Hải / Online
23/04/2021 Đài Bắc / Online
27/04/2021 Thanh Đảo / Online
11/05/2021 Sydney / Online
< Lịch trình sự kiện >
14:00 - 14:20 Lời chào từ FORUM8
14:20 - 15:20 Bài diễn thuyết đặc biệt (Thông tin vui lòng xem phía dưới)
15:20 - 16:00 Hội thảo về UC-1/FEM
  • Ứng dụng mới nhất của chuỗi phần mềm UC-1, phần mềm phân tích kết cấu Engineer's Studio®/ phân tích địa kỹ thuật, dịch vụ hỗ trợ phân tích FEM (theo phương pháp phần tử hữu hạn), giới thiệu dự án đoạt giải NaRDA (Cuộc thi thiết kế chống chịu thiên tai tại Nhật Bản)
16:00 - 16:15 Giải lao
16:15 - 16:50 Hội thảo VR/CG
  • Thiết bị mô phỏng lái xe UC-win/Road đã được chứng nhận tại Nhật, tham quan phòng trưng bày ảo
  • Ứng dụng mô phỏng thực tế ảo (VR) mới nhất, dự án đoạt giải cuộc thi 3DVR on Cloud & cuộc thi lập trình cho sinh viên CPWC
  • Tính năng mới nhất của phần mềm đồ họa Shade3D, phần mềm hỗ trợ dựng game Suite Chidori Engine
16:50 - 17:25 Hội thảo IM&VR/CG
  • Liên kết giữa UC-win/Road với các giải pháp, ứng dụng trong các dự án tại khu vực
  • Phần mềm phân tích kết cấu Engineer's Studio®/ phân tích địa kỹ thuật, mô phỏng sơ tán EXODUS, mô phỏng năng lượng DesignBuilder
  • Ứng dụng của phần mềm Shade3D, tùy chọn kiểm tra thiết kế trong BIM/CIM,
    cuộc thi thiết kế quy hoạch cho sinh viên VDWC
17:25 - 17:30 Q&A
Bài diễn thuyết tại Hà Nội - Ngày 19/03
Diễn giả: TS. Tạ Ngọc Bình (Phó Trưởng phòng Nghiên cứu Kinh tế đầu tư xây dựng, Viện Kinh tế xây dựng – Bộ Xây dựng)
Thành viên chủ chốt nhóm nghiên cứu về Lộ trình áp dụng BIM từ 2014 - 2015. Sau khi xây dựng thành đề án được Chính phủ duyệt năm 2016, ông là Tổ phó Tổ chuyên gia giúp việc Ban Chỉ đạo Đề án áp dụng BIM trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành.
 
Chủ đề
"Hiện trạng ứng dụng BIM trong ngành xây dựng Việt Nam"

Mô hình thông tin công trình (BIM) tại Việt Nam đang được đẩy mạnh triển khai trong các dự án đầu tư xây dựng từ thiết kế, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng và khai thác vận hành công trình. Cùng với quá trình đô thị hóa, việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, bao gồm mạng lưới giao thông đang ngày càng được xúc tiến, tuy nhiên việc áp dụng BIM còn nhiều hạn chế. Bài phát biểu giới thiệu khái quát về BIM, hiệu quả từ việc áp dụng BIM, các rào cản trong áp dụng BIM và các giải pháp đẩy mạnh áp dụng BIM đối với các công trình xây dựng tại Việt Nam.
Bài diễn thuyết tại Seoul - Ngày 16/04
Diễn giả: TS. Lee Suk-ki (Nghiên cứu viên, Viện Kỹ thuật và Công nghệ Xây dựng Hàn Quốc)
Tốt nghiệp Tiến sĩ ngành giao thông - Đại học Dankook, Giám đốc Hiệp hội Giao thông Hàn Quốc, Chuyên gia tư vấn tại Viện Khoa học & Công nghệ Giao thông Vận tải Hàn Quốc, và là Thành viên của Hội đồng đánh giá tác động chính sách giao thông (thành phố Goyang, thành phố Gimpo). Các giải thưởng ông nhận được bao gồm bằng khen của Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng & Giao thông Hàn Quốc và Thị trưởng thành phố Goyang, cùng một số bằng sáng chế từ Văn phòng Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc cho những phát minh của ông nhằm thúc đẩy an toàn giao thông, với bằng sáng chế gần đây nhất là về hệ thống hấp thụ va chạm cho xe kích cỡ lớn.

 
Đề tài
"Ứng dụng UC-win/Road VILS (hệ thống mô phỏng phương tiện trong vòng lặp điều khiển) trong nghiên cứu xe tự hành cấp độ 4"

Bài diễn thuyết trình bày về chủ đề sử dụng VILS để kiểm định hiệu năng của công nghệ hạ tầng đường bộ hỗ trợ xe tự hành khi gặp sự cố do mưa, sương mù hoặc tuyết. Cấu tạo hệ thống kiểm định hiệu năng của công nghệ hạ tầng giao thông an toàn tích hợp, cách xây dựng VILS sử dụng UC-win/Road và các kế hoạch nghiên cứu trong tương lai sử dụng VILS như nghiên cứu công thái học về đặc tính của xe tự hành cũng sẽ được đề cập.
Bài diễn thuyết tại Thượng Hải - Ngày 20/04
Diễn giả: GS. Kostas Terzidis (Viện Thiết kế Sáng tạo, Trường Đại học Đồng Tế)
Từng là giảng viên Đại học Harvard, hiện là Giám đốc Phòng thí nghiệm thiết kế thuật toán ở Đại học Tongji. Lĩnh vực chuyên môn là ngôn ngữ và tính toán (computation), và nghiên cứu của ông về "mô phỏng bãi đậu xe điện tử" là cơ sở của hệ thống định vị & tìm kiếm chỗ đỗ xe trống của FORUM8 "VR-Cloud® Parking NAVI". Ông cũng là Giám đốc điều hành của Organic Parking, công ty đã phát triển hệ thống tối ưu hóa bãi đậu xe bằng điện thoại thông minh.
 
Đề tài
"Đèn giao thông linh hoạt: Công nghệ hoán vị sử dụng AI để cải thiện quản lý tại các nút giao thông"

Các nút giao nơi có lưu lượng giao thông tăng giảm tùy theo thời điểm là điểm mấu chốt trong giao thông đô thị. Lưu lượng giao thông có thể dự đoán bằng công nghệ AI, nhưng rất khó lý thuyết hóa vì đó không phải là một phương pháp hiển nhiên. Để tối ưu hóa thời gian của đèn giao thông tại các nút giao với dự đoán của AI, một hệ thống ứng dụng hoán vị toàn diện được sử dụng thay cho dự đoán ngẫu nhiên, cho phép dự đoán các mẫu hình (pattern) dòng giao thông chính xác hơn, quy mô lớn hơn, khả năng theo dõi tốt hơn.
Bài diễn thuyết tại Đài Bắc - Ngày 23/04
Diễn giả: Giáo sư Thái Bác Văn (Khoa Địa chất, Trường Đại học Quốc gia Đài Loan)
Giáo sư Khoa Địa chất tại Đại học Quốc gia Đài Loan, Cộng tác viên nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS), Thành viên (Bộ phận tin học) Cục Chính sách Khoa học & Công nghệ Phòng chống Thiên tai. Ông từng đảm nhận chức vụ Nghiên cứu viên không thường trực tại Phòng Khoa học Dữ liệu Không gian, Bộ Khoa học Công nghệ, và Chủ tịch Hiệp hội Thông tin Địa chất Đài Loan.

Đề tài
"Triển vọng xây dựng và sử dụng nền tảng 3D GIS ở Đài Loan

Từ năm 2019, nhằm đáp ứng tiện ích sống thông minh, chính phủ Đài Loan đã bắt đầu xây dựng bản đồ dữ liệu đất đai, cơ sở hạ tầng quốc gia 3D và bản đồ 3D có độ chính xác cao nhằm kiến tạo thành phố thông minh, hỗ trợ phòng chống/ cứu trợ thiên tai và lái xe tự hành. Bài diễn thuyết sẽ trình bày về lộ trình, nội dung xây dựng Hệ thống thông tin địa lý 3D (GIS), nghiên cứu sử dụng GIS và tiềm năng trong tương lai.
 

Diễn giả: Ông Tiêu Uyên Thăng (Kỹ sư trưởng Phòng Kỹ thuật xây dựng thuộc Cơ quan Quy hoạch & Xây dựng, Bộ Nội vụ Đài Loan)
Kỹ sư trưởng Phòng Kỹ thuật xây dựng thuộc Cơ quan Quy hoạch & Xây dựng, Bộ Nội vụ Đài Loan. Tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành kết cấu tại Viện Nghiên cứu Xây dựng thuộc Đại học Đài Loan, sau khi tốt nghiệp công tác tại Cục Nhà ở và Tái định cư đô thị Đài Loan.

Đề tài
"Hiện trạng và triển vọng ứng dụng BIM trong các dự án hạ tầng đô thị"

Cơ quan Quy hoạch & Xây dựng, Bộ Nội chính (Đài Loan) chuyên trách các hạng mục dự án về cơ sở hạ tầng đô thị như hào/tuynel, hệ thống thoát nước, đường và các công trình công cộng đô thị. Cục đã đưa vào ứng dụng công nghệ BIM xây dựng thông tin công trình trong suốt vòng đời của dự án (bao gồm lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng và vận hành) để quản lý và khai thác hiệu quả. Những thành tựu đã đạt được và triển vọng trong tương lai sẽ được đề cập trong bài trình bày.
 
Bài diễn thuyết tại Thanh Đảo - Ngày 27/04
Diễn giả: Ông Trương Nguy Hán (Nghiên cứu viên, Viện Nghiên cứu Đường Cao tốc - Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc)
Đại diện Phòng thí nghiệm Mô phỏng lái xe. Ông tham gia nhiều đề tài nghiên cứu lớn của Đài Loan, đề tài khoa học quốc tế, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật ngành giao thông vận tải. Ông cũng chỉ đạo việc chế tạo, sử dụng thiết bị thí nghiệm lớn (thiết bị mô phỏng lái xe 8 bậc tự do). Qua mô phỏng lái xe, ông đã giúp kiểm tra, điều chỉnh thiết kế của các dự án quốc gia như cầu Hồng Kông - Chu Hải, cầu vượt Trung Sơn - Thâm Quyến, cầu treo Hổ Môn và Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh.
 
Đề tài
"Sử dụng thiết bị mô phỏng lái xe 3DVR trong thiết kế và tối ưu hóa tuyến đường"

Bài diễn thuyết đề cập đến lợi ích, ứng dụng, phương pháp phân tích và các nghiên cứu điển hình trên thiết bị mô phỏng lái xe để thiết kế đường cao tốc, đồng thời trình bày các đề xuất cải tiến đối với thiết bị mô phỏng lái xe để tối ưu hóa thiết kế đường.
< Phí tham dự >
Miễn phí
< Đăng ký tham dự >
Vui lòng điền vào form đăng ký, hoặc gửi e-mail yêu cầu tham dự đến địa chỉ sau:
E-mail: info-hanoi@forum8.com hoặc forum8@forum8.co.jp (tiếng Anh), hoặc liên hệ Sales window




FORUM8