|
||||||||||||||||||||
|
|
|||||||||||||||||||
|
Trong những năm gần đây, giáo sư Kurihara tập trung nghiên cứu
những vấn đề sau đây:
Phòng thí nghiệm bao gồm một sinh viên thạc sĩ năm thứ nhất và tám sinh viên năm thứ tư, sau này bổ sung thêm hai nữ sinh viên. Đổi mới nhu cầu xã hội tại lễ kỷ niệm 90 năm thành lập Đại học thủ đô Tokyo được thành lập năm 1929 nền tảng trường kỹ thuật cao cấp Musashi gồm 3 khoa kỹ thuật điện, kỹ thuật dân dụng và kiến trúc. Kể từ đó, sau nhiều lần đổi tên và mở rộng, trường được đổi tên thành Học viện Công nghệ Musashi vào năm 1949 theo Luật Cải cách Giáo dục và đổi thành 3 khoa gồm Khoa Kỹ thuật Máy móc, Khoa Điện và Khoa Xây dựng. Sau đó, trường tiếp tục thành lập các khoa mới và tổ chức lại bộ máy, thành lập Khoa Kỹ thuật sau đại học (đào tạo các khóa học tiến sĩ và thạc sĩ) và tăng dần các chuyên ngành đào tạo đại học. Năm 1997, Khoa Nghiên cứu Môi trường và Thông tin được thành lập; tới năm 2007, Khoa Kiến thức Kỹ thuật được thành lập. Năm 2009 tại lễ kỷ niệm 80 năm thành lập, trường được đổi tên thành Đại học Thủ đô Tokyo. Đồng thời, Khoa Nghiên cứu Đời sống Đô thị và Khoa học Đời sống Con người được thành lập. Ngoài ra, vào năm 2013, Khoa Nghiên cứu Môi trường và Thông tin được tổ chức lại và đổi thành Khoa Nghiên cứu môi trường và Tin học. Năm 2019 là năm kỷ niệm 90 năm thành lập trường. Hiện tại, Đại học Thủ đô Tokyo gồm có 6 Khoa: Kỹ thuật, Kiến thức Kỹ thuật, Nghiên cứu Môi trường, Tin học, Nghiên cứu Đời sống Đô thị và Khoa học Đời sống Con người; và 3 Khoa Sau đại học: Tích hợp Khoa học và Kỹ thuật, Kỹ thuật (sau này được hợp nhất với khoa "Tích hợp Khoa học và Kỹ thuật" dành cho sinh viên đăng ký từ năm 2018), và Nghiên cứu Môi trường và Thông tin. Số lượng sinh viên (cả sinh viên đại học và sau đại học) là khoảng 7.500, trong khi số lượng các giảng viên toàn thời gian là 286 (cả hai số liệu tính đến tháng 5 năm 2018). 3 cơ sở ở Setagaya, Yokohama và Todoroki được đặt làm cơ sở cho mục đích giáo dục và nghiên cứu. Khoa Kỹ thuật gồm 8 bộ môn: Kỹ thuật Cơ khí, Kỹ thuật hệ thống Cơ khí, Kỹ thuật Y học, Hóa học và Kỹ thuật Năng lượng, Kỹ thuật An toàn Hạt nhân, Kiến trúc, Kỹ thuật Xây dựng và Đô thị, và Kỹ thuật Điện và Điện tử (dự kiến đổi tên thành Kỹ thuật Điện, Truyền thông Điện tử). Khoa được đặt trong khuôn viên Setagaya. Bộ môn Kỹ thuật Xây dựng và đô thị đáp ứng nhu cầu xã hội tại các thành phố, nhắm đến mục tiêu kỹ thuật giúp cải thiện chất lượng đô thị (ngoài các danh mục kỹ thuật dân dụng thông thường khác), bô môn có hơn 400 sinh viên đang theo học. Bộ môn không chỉ quản lý "Phòng thí nghiệm giảm nhẹ thiên tai" bao gồm "Phòng thí nghiệm Kurihara" mà còn quản lý cả Phòng thí nghiệm Quản lý quy hoạch, Môi trường công viên nước, Kỹ thuật môi trường địa kỹ thuật và An toàn kết cấu, mỗi phòng thí nghiệm đều được phân chia thành các khu vực nhỏ. Nội dung của học phần "Bản vẽ kỹ thuật đô thị" và dòng chảy kiến thức "Tôi đã giảng dạy ở trường đại học trong 29 năm và lớp học này là một trong những kiệt tác của tôi." Để sinh viên có điều kiện học thiết kế, các bạn ấy nên tham gia công việc thực tế cùng một lúc. Nội dung công việc của mỗi sinh viên là khác nhau để đảm bảo chất lượng kiến thức. Tuy nhiên, nếu mức độ công việc quá nhiều, sự tương tác giữa các thành viên sẽ bị khuếch tán. Do đó, về cơ bản cần phải tuân theo quy trình thiết kế chuyên nghiệp. Vì vậy, phương pháp "Bản vẽ thiết kế đô thị" được đề cập ngay từ đầu thực sự là một giải pháp có tính hiệu quả và đáp ứng tất cả các yếu cầu trên, Giáo sư danh dự Yoshikawa nói. Khoảng 10 năm trước, ông Yoshikawa, Phó giáo sư Kurihara và những người khác đóng một vai trò hàng đầu trong việc kiểm tra, phát triển một phương pháp giáo dục cho phép sinh viên học cách tính toán thiết kế địa chấn cho một cây cầu RC một cách hiệu quả và trong một thời gian ngắn bằng cách sử dụng gói phần mềm trên thị trường, nó giúp sinh viên giải quyết các phần tính toán khó thay vì tốn thời gian tính toán thủ công. Trong quá trình nghiên cứu đó, họ đã chú ý đến phần mềm "UC-win/Section", vì các gói phần mềm của FORUM8 đã được giới thiệu trong nghiên cứu trước đó, họ chỉ cần lựa chọn phần mềm phù hợp. Một hệ thống được xây dựng theo phương pháp thực hành thiết kế khi sử dụng phần mềm UC-win/Section, sinh viên có cơ hội học cách sử dụng một công cụ để tính toán thực tế với tần suất hai lần một tuần (200 phút) trong các lớp học trong vòng 14 tuần . TA được cung cấp để hỗ trợ giảng viên giảng dạy.
Tại bài giảng thiết kế dành cho học kỳ thứ hai của năm thứ ba, có khoảng 50 sinh viên của Bộ môn Kỹ thuật Xây dựng và Đô thị, trong số đó có phân nửa số sinh viên đang học năm thứ ba (gần 90 bạn) tham dự, giảng viên đang giảng dạy "Bản vẽ thiết kế đô thị / thiết kế địa chấn cho trụ RC ". Trong bài giảng này, sinh viên được giao 3 bài tập theo các giai đoạn, và họ được yêu cầu nộp báo cáo (bảng tính toán) cho mỗi bài:
Cụ thể, Phó Giáo sư Kurihara chuẩn bị trước 60 đến 70 các điều kiện thiết kế khác nhau. Đối với Bài tập 1, để đánh giá khả năng chống động đất của trụ cầu với các điều kiện đã cho, mỗi học sinh thực hiện phân tích một cọc và tính toán mối quan hệ M-φ và cường độ kéo uốn. Mỗi học sinh sẽ được cung cấp các số liệu, kích thước, điều kiện thiết kế khác nhau, v.v. Vì kết quả bài tập 1 có ảnh hưởng đến phần tính toán của các bài tập sau, nên yêu cầu các học sinh phải tự tính toán và làm bài tập của mình, không được dựa vào học sinh khác. Đối với Bài tập 2, học sinh thực hiện tính toán thiết kế địa chấn dựa trên kết quả đã xác định trong Bài tập 1, sử dụng bảng excel đơn giản để tính toán ứng suất cho phép và sử dụng phần mềm UC-win/Section cho tính toán hiệu suất ngang "Nói thật, đối với Bài tập 2, các bạn sinh viên chỉ cần đưa ra kết quả và phán đoán về khả năng chống lại động đất, là 'OUT'". Nghĩa là, mỗi học sinh không chỉ đưa ra phán đoán dựa trên tính toán của từng người mà còn đánh giá kết quả kiểm tra. Ví dụ: thông qua thử nghiệm và sai số trong quy trình tính toán, sinh viên nhận ra một thứ mà khó có thể học bằng bài giảng, ví dụ: tầm quan trọng hoặc hiệu quả của cốt thép chính hoặc cốt thép ngang. Trong Bài tập 3, sinh viên được yêu cầu thay đổi cách sắp xếp thanh thép để đáp ứng tiêu chí thiết kế (đạt "OK"), thực hiện tính toán thiết kế địa chấn một lần nữa và chuẩn bị báo cáo cuối cùng. Mở rộng tính khả dụng của phần mềm về cả mặt giáo dục và nghiên cứu "Một chương trình phần mềm tốt cũng có thể được sử dụng cho giáo dục kỹ thuật", giáo sư danh dự Yoshikawa nói. Giáo sư danh dự Yoshikawa đã đứng lớp thiết kế trong 10 năm. Thông qua việc sử dụng phần mềm phù hợp cũng như bảng tính toán thiết kế thực tế, các sinh viên học được quy trình thiết kế thực tế, những sinh viên thành thạo kỹ năng này quay sang hỗ trợ các sinh viên khác. Giáo sư nói rằng ông thực sự cảm nhận được hiệu quả từ những nỗ lực này. Mặt khác, bài giảng "Bản vẽ thiết kế đô thị" của học kỳ hai trong năm nay sẽ do ông Keisuke Hashimoto ( thạc sĩ Bộ môn Kiến trúc và Kỹ thuật Xây dựng, Khoa Kỹ thuật Khoa học Tích hợp) và ông Takuya Yoshida (đã tốt nghiệp 4 năm thuộc Bộ môn Kỹ thuật Đô thị, Khoa Kỹ thuật) trợ lý giảng dạy; cả hai đều thuộc phòng thí nghiệm Kurihara. Họ hỗ trợ Phó giáo sư Kurihara và hướng dẫn sinh viên trực tiếp về cách sử dụng UC-win/Section hoặc phương trình khi cần thiết. Thông qua việc hỗ trợ, họ thấy ấn tượng về tính dễ dàng và khả năng hiển thị phân tích kết cấu của phần mềm. Phó giáo sư Kurihara nói rằng cho đến nay, khi nhắc tới vật liệu bê tông là nhắc tới vật liệu có trọng lượng cao, vì thế trong những năm gần đây, phạm vi nghiên cứu đang được mở rộng liên quan tới diện tích cấu trúc của nó. "Tính chất của bê tông thay đổi từng chút khi nó ở trong điều kiện của vật liệu tới khi nó được thi công thành các cấu trúc RC. Chúng tôi cũng muốn kết hợp để kiểm tra sự khác biệt này như thế nào trong nghiên cứu của mình (trong tương lai). Với yêu cầu so sánh bằng các chương trình phần mềm, chúng tôi sẽ chuẩn bị các phướng án khác nhau. "
|
||||||||||||||
(Viết
bởi Takashi Ikeno) (Up&Coming '19 ấn phẩm năm mới) |
|
|||||