|
|||||||||
|
|||||||||
|
Đưa công nghệ của tập đoàn vào thị trường Nhật Bản một cách tối ưu Cùng với
những công nghệ SenseTime
Group đang tích lũy và sở hữu, SenseTime Japan cũng
chú trọng phát triển các công nghệ, kỹ thuật riêng tại Nhật Bản. Các công
nghệ cốt lõi của công ty bao gồm: 1) Nhận diện, xác thực khuôn
mặt bằng thuật toán deep learning, cơ sở dữ liệu ảnh khuôn mặt
và nền tảng học sâu tự phát triển, 2) Nhận diện,
theo dõi các phương tiện & người đi bộ trong môi
trường hỗn tạp, 3) Nhận diện làn đường, vạch dừng, biển báo, đèn
giao thông, v.v. trong môi trường đường thông qua nhận dạng hình
ảnh, 4) Hệ thống điều hướng trực quan SLAM (Simultaneous
Localization and Mapping) định vị thời gian thực, xây dựng mô
hình 3D của cảnh vật môi trường, 5) Nhận diện tư thế của con
người, 6) Phát hiện sự sống (liveness detection), xác định mục
tiêu chụp có phải mặt người hay không, 7) Framework "SenseParrots"
do công ty tự phát triển hỗ trợ cho dự án deep learning quy mô
lớn. Các giải pháp ứng dụng những công nghệ này là: 1) Lĩnh vực
ô tô, bao gồm tự động hóa, phát triển hệ thống hỗ trợ lái xe tự
động (ADAS), phát triển các thiết bị điện tử trên xe, 2) Các
biện pháp an ninh trong thành phố thông minh, phát hiện &
theo dõi giao thông, hỗ trợ bán lẻ thông minh, và 3) FA và lĩnh
vực robot. Chikayo
Nishioka, Trưởng ban quan hệ công chúng, Bộ phận Kế hoạch
doanh nghiệp - Phòng Kế hoạch, giải thích rằng, ví dụ,
đối với nền
tảng thuật toán AI do phía Trung Quốc (SenseTime
Group) phát triển, khi triển khai tại Nhật Bản, SenseTime Japan
sẽ tùy chỉnh phù hợp với yêu cầu thị trường.
Hướng tới phát triển DMS với cách tiếp cận riêng Bộ phận
Cảm biến HMI - Phòng Kỹ thuật ô tô, cùng với một
nhóm khác cùng phòng kỹ thuật chuyên về ADAS, đang hướng
tới sử dụng các thuật toán AI để phát triển và thương mại hóa
các ứng dụng cho ô tô. Hiện tại,
dự án đang được bộ phận tập trung hoàn thành là dự án phát triển
DMS, hệ thống kiểm tra và cho biết tình trạng thể chất của tài
xế nhằm đảm bảo sự an toàn và thoải mái khi lái xe. Đặc biệt,
với cấp độ 3 của xe lái tự động, "chiếc xe có khả năng lái xe từ
điểm xuất phát đến đích mà không có sự tham gia của con người,
trong một số điều kiện nhất định", cần thiết có HMI có chức năng
“theo dõi khả năng tiếp quản
hoạt động lái xe từ hệ thống của tài xế và phát cảnh
báo nếu cần”, tức là một HMI có chức năng tương tự như DMS. Công ty
hiện sử dụng công nghệ nhận dạng, xác thực khuôn mặt được phát
triển tại SenseTime Group đối với DMS. Công nghệ có thể phát
hiện các hành vi, trạng thái nguy hiểm của người lái xe, đồng
thời 1) xác thực cá nhân để bảo mật, 2) nhận diện cử chỉ tương
tác HMI giữa xe và người ngồi trên xe (người lái xe), 3) phát
triển độ chính xác, độ nhạy của DMS ở tính năng nhận diện thuộc
tính, điểm nhìn của người lái. Hiện công ty đang triển lãm, giới
thiệu sản phẩm tại rất nhiều sự kiện.
UC-win/Road DS - cánh tay đắc lực để phát triển hệ thống DMS Thời điểm
bộ phận bắt đầu chú trọng phát triển mảng DMS là khoảng 3 năm
trước, khi Quản lý Sato mới gia nhập công ty. Về xu
hướng của các bãi đậu xe trong thời gian gần đây, cố vấn kỹ
thuật Ikegami cho rằng 1) diện tích các
bãi đậu xe lớn hơn kéo theo số lượng xe ô tô ra vào
tăng, 2) sự kết hợp nhiều cấp độ chức năng của xe tự lái, 3) sự
trộn lẫn giữa xe tự lái và xe ô tô thường khi xe tự lái trở nên
phổ biến hơn. Ông đề cập đến tầm quan trọng của các mô phỏng
khác nhau khi xử lý vấn đề đó. Mặt khác,
công ty đang sở hữu những nguồn lực đáng giá như công nghệ nhận
dạng hình ảnh do SenseTime Group tự phát triển. Những công nghệ
này đã được thương mại hóa tại Trung Quốc, và đang được công ty
xúc tiến đưa vào thị trường Nhật Bản. Cùng với việc triển lãm
công nghệ tại các sự kiện nhằm thu hút sự quan tâm từ khách
hàng, ông còn nhắm tới mục tiêu mở rộng phát triển đa dạng các
ứng dụng như
DMS sử dụng công nghệ
nhận dạng khuôn mặt của tập đoàn. Do đó,
trong bộ phận đã thảo luận về "sẽ cần
một công cụ mô phỏng hỗ trợ khi
phát triển hệ thống DMS, vậy nên sử dụng phần
mềm nào? cho mục đích gì?". UC-win/Road đã là cái tên nổi bật
nhiều năm trong lĩnh vực mô phỏng cảm biến liên quan đến các
thiết bị trong hệ thống ADAS khi ông còn đang làm công việc
trước đây trong ngành ô tô. Nhóm phát triển đã tiếp cận theo
hướng tái lập môi trường thực tế ảo, lặp lại việc thử nghiệm, đánh
giá kết quả song song với cải tiến, phát triển thiết
kế. Công ty đã
đưa vào sử dụng UC-win/Road vào nửa cuối năm 2018, sử dụng hệ
thống mô phỏng lái xe (DS) kết nối với môi trường lái xe thực tế
ảo (VR) tạo ra bằng UC-win/Road cho thử nghiệm. Hệ thống DMS sẽ
theo dõi và phát hiện các hiện tượng như buồn ngủ, mất tập trung
của tài xế (người tham gia thử nghiệm). Thời điểm
đó trùng với giai đoạn chuẩn bị cho triển lãm “Automotive World”
(Tokyo) diễn ra vào tháng 1/2019, do đó ông Nishioka đã yêu cầu
đẩy nhanh việc đưa vào sử dụng phần mềm để bổ trợ cho công tác
phát triển hệ thống, đồng thời phải thiết kế sao cho phù hợp để
triển lãm. Kể từ đó, hệ thống DS đã liên tục đồng hành với các
sự kiện mà công ty tham gia. Cùng với hệ thống được trưng bày
tại showroom văn phòng Tokyo, 2 hệ thống DS cũng đã được lắp đặt
và trưng bày tại sự kiện “Automotive
World” tháng 1/2020.
Kỳ vọng UC-win/Road ngày càng mở rộng thêm nhiều tính năng để đáp ứng nhu cầu đang tăng Ông Sato
giải thích rằng, nếu không có UC-win/Road DS, công ty buộc phải
tiến hành thử nghiệm chạy một chiếc xe thật, kéo theo đó là thời
gian, nhân lực và chi phí bỏ ra lớn hơn. Ngoài ưu điểm dễ sử
dụng, hệ thống DS còn cho phép ghi lại dữ liệu (nhật ký) và
chuyển đổi thời gian ngày - đêm, thời tiết, tái lập các môi
trường thử nghiệm khác nhau để đánh giá trạng thái của người
lái. Đặc biệt, UC-win/Road còn hữu ích ở chỗ phần mềm này có thể
được kết nối với nhiều plugin, nhiều thiết bị khác nhau. Thay vì
chỉ tập trung vào nghiên cứu các giác quan của người lái xe (như
dự án DMS), ông Sato đang chú ý đến khả năng mở rộng tiềm năng
của UC-win/Road dưới góc độ nghiên cứu và phát triển mảng HMI.
Trong tương lai, nếu UC-win/Road có thể mô phỏng không chỉ xe,
đường mà cả nội thất phức tạp của xe và biểu hiện nét mặt của
tài xế, ông kỳ vọng công nghệ này sẽ còn có thể phản ánh những
thay đổi trong môi trường lái xe một cách chân thực hơn nữa. "(Với nhu
cầu đang lớn dần của thị trường,) sẽ thật tiện lợi khi có thể mô
phỏng, tái hiện đồng bộ mọi chi tiết từ bên ngoài đến bên trong
xe." |
|||||||||||||||
Tác
giả: Takashi Ikeno (Up&Coming '20 Ấn bản mùa hạ) |
|
||||