Giới thiệu người dùng / Vol. 135
Bộ phận Kế hoạch, Phòng kế hoạch, Viện Nghiên cứu công nghệ, chính sách đất đai, hạ tầng quốc gia (NILIM)
Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT)

NILIM là đơn vị nghiên cứu, phát triển các công nghệ phục vụ số hóa cơ sở hạ tầng tại Nhật Bản theo chỉ đạo của MLIT
Đưa vào sử dụng các giải pháp BIM-VR: "Hệ thống thiết bị mô phỏng lái xe lập thể (stereoscopic) 4K VR cỡ lớn" và "Dữ liệu không gian VR NILIM"

"Tại Nhật Bản, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch (MLIT) đang thực hiện chương trình số hóa cơ sở hạ tầng (DX), và Viện Quản lý Đất đai và Cơ sở hạ tầng Quốc gia (NILIM) chính là trụ cột phụ trách mảng phát triển công nghệ, kỹ thuật phục vụ cho chương trình đó."

Kể từ năm 2016, MLIT đã bắt đầu xúc tiến đề án "i-Construction", hướng đến nâng cao năng suất của toàn bộ hệ thống cung ứng sản xuất - xây dựng bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) tại các công trường xây dựng. Tính cấp thiết của đề án nằm ở nhu cầu ngày càng tăng đối với nguồn lao động trong ngành xây dựng - vốn đang sụt giảm do tốc độ già hóa dân số tại Nhật Bản, và kỹ thuật, biện pháp mới ứng phó với thảm họa thiên tai. Ngoài ra, trong tình hình dịch bệnh COVID-19 lây lan tại Nhật Bản và trên toàn thế giới từ đầu năm 2020, xu hướng chuyển đổi sang làm việc từ xa, hạn chế tiếp xúc để hạn chế nguy cơ lây nhiễm tại nơi làm việc cũng đang phát triển nhằm đảm bảo vừa phòng chống dịch, vừa hoàn thành các mục tiêu về kinh tế và hạ tầng bền vững. Với bối cảnh đó, Viện NILIM đã triển khai áp dụng công nghệ trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng. Để đáp ứng thay đổi của môi trường và các nhu cầu về kinh tế, xã hội, Viện đang trong quá trình thực hiện cải thiện các yếu tố về cơ sở hạ tầng công cộng, dịch vụ công, các hoạt động và tổ chức đóng góp vào quá trình phát triển cơ sở hạ tầng, cũng như các quy trình làm việc, môi trường ngành xây dựng nói chung và văn hóa làm việc của MLIT nói riêng, nhằm nâng cao nhận thức của người dân về cơ sở hạ tầng cũng như nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Quá trình đó liên quan đến số hóa lĩnh vực cơ sở hạ tầng đồng bộ giữa các địa phương. Cụ thể, theo ông Yuta Ozaki, Trưởng bộ phận Kế hoạch, phòng kế hoạch của NILIM, viện nghiên cứu sẽ phụ trách chính các mảng sau: 1) xây dựng "trung tâm dữ liệu số hóa" để tổng hợp, tận dụng nguồn dữ liệu mô hình 3D phục vụ quy trình BIM, và 2) phát triển "khu thực nghiệm số hóa ngành xây dựng", thúc đẩy hợp tác phát triển công nghệ về tự động hóa ngành xây dựng giữa khu vực tư - khu vực học thuật - khu vực công.

Bài viết lần này giới thiệu Bộ phận Kế hoạch, thuộc Phòng kế hoạch của NILIM, phụ trách lên kế hoạch và điều phối các phòng ban nghiên cứu, cải thiện môi trường nghiên cứu tại Viện. Họ đã có chủ trương ứng dụng BIM/CIM (CIM là thuật ngữ của Nhật Bản chỉ BIM ứng dụng trong xây dựng cơ sở hạ tầng) và công nghệ thực tế ảo (VR) từ khi bắt đầu triển khai đề án i-Construction. Từ năm tài chính 2020, họ đã đưa vào sử dụng các giải pháp của FORUM8, gồm hệ thống mô phỏng lái xe lập thể (stereoscopic) 4KVR cỡ lớn - vận hành với phần mềm mô phỏng VR 3D tương tác thời gian thực UC-win/Road, và không gian bản sao số của Viện NILIM, được khởi tạo với giải pháp hệ thống nền tảng ảo (F8VPS) của FORUM8. Đây được xem là công cụ phục vụ hoạt động quan hệ công chúng (PR) mới của Viện, và tất cả đều được kết nối với "trung tâm dữ liệu số hóa" được nhắc đến ở trên.


"VR NILIM (Kokusouken)" - dữ liệu tái hiện khu vực văn phòng Asahi của Viện Nghiên cứu công nghệ, chính sách đất đai, hạ tầng quốc gia Nhật Bản (NILIM) sử dụng hệ thống nền tảng ảo FORUM8 (F8VPS).
Không gian ảo cho phép người truy cập tham quan quanh khu vực và tìm hiểu về chức năng của từng khu vực qua các đoạn phim giới thiệu.


 Các hoạt động, dự án của Phòng kế hoạch chào mừng 20 năm thành lập NILIM

NILIM là viện nghiên cứu quốc gia duy nhất thuộc MLIT - Bộ phụ trách về nhà ở và hạ tầng, tài nguyên xã hội. Viện xem công nghệ kỹ thuật là động lực thúc đẩy phát triển, giúp thực hiện tôn chỉ "quy hoạch một xã hội an toàn, bảo mật và tràn đầy năng lượng ở hiện tại và trong tương lai." Để hiện thực hóa điều đó, Viện thực hiện: 1) tham gia xây dựng chính sách hành chính, quản lý của MLIT dưới góc độ kỹ thuật, và 2) ứng dụng kỹ thuật tiên tiến được hoàn thiện qua nghiên cứu vào thực tế, và 3) thúc đẩy việc ban hành các chính sách mới thông qua việc xúc tiến hình ảnh của đất nước về phát triển công nghệ.

Năm 2001, MLIT hợp nhất ba cơ quan trực thuộc là Viện Nghiên cứu Xây dựng, Viện Nghiên cứu Kiến trúc và Viện Nghiên cứu Công trình cảng biển & cảng hàng không. Sau khi tái cơ cấu, NILIM và các cơ quan nghiên cứu có tư cách pháp nhân độc lập (sau này là Cơ quan nghiên cứu phát triển quốc gia) được phân chia vai trò nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng dân dụng, kỹ thuật về cảng biển và cảng hàng không. Kể từ đó, NILIM làm việc cùng MLIT để tiến hành nhiều dự án nghiên cứu, phát triển các công nghệ hỗ trợ các dự án thuộc thẩm quyền của MLIT.

NILIM hiện có 3 phòng phụ trách công việc hành chính (phòng hành chính, phòng kế hoạch và phòng điều phối - quản lý), 11 phòng nghiên cứu (phòng nghiên cứu thoát nước, phòng nghiên cứu sông, phòng nghiên cứu sạt lở, phòng nghiên cứu giao thông đường bộ, phòng nghiên cứu kết cấu công trình đường bộ, phòng nghiên cứu kiến trúc, phòng nghiên cứu công trình nhà ở, phòng nghiên cứu quy hoạch đô thị, phòng nghiên cứu công trình biển và phòng chống thiên tai, phòng nghiên cứu cảng biển và phòng nghiên cứu cảng hàng không) và 1 trung tâm (Trung tâm nghiên cứu quản lý hạ tầng tài nguyên xã hội). Các văn phòng, trung tâm có trụ sở đặt tại thành phố Tsukuba (tỉnh Ibaraki), thành phố Yokosuka (tỉnh Kanagawa) và thị trấn Minamiaso (tỉnh Kumamoto) của Nhật Bản. Các hoạt động của họ gồm: 1) nghiên cứu, phát triển, hỗ trợ soạn thảo các chính sách giao thông đường bộ quốc gia, 2) hỗ trợ kỹ thuật tiên tiến để ứng phó với thảm họa, thiên tai, và 3) nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ tại hiện trường dự án của các địa phương, và 4) thu thập, phân tích và quản lý dữ liệu hỗ trợ việc hoạch định chính sách.

Năm 2021, NILIM bước vào năm thứ 20 hoạt động, và họ đang tiến hành 1) nghiên cứu về tài nguyên, hạ tầng của quốc gia, bảo vệ cuộc sống và sinh kế của người dân, bao gồm phòng chống và giảm nhẹ tác động thiên tai, 2) nâng cao năng lực sản xuất và tiềm lực phát triển, gồm thúc đẩy các dự án số hóa cơ sở hạ tầng (DX) và số hóa ngành xây dựng (i-Construction), và 3) nghiên cứu giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, gồm xúc tiến kiến tạo thành phố thông minh và thúc đẩy việc sử dụng mô hình thành phố 3D từ cơ sở dữ liệu mở.

Phòng kế hoạch của NILIM gồm Bộ phận kế hoạch, Bộ phận đánh giá và xúc tiến nghiên cứu, Bộ phận quản lý cơ sở - thiết bị và Văn phòng xúc tiến nghiên cứu quốc tế. Trong đó, Phòng kế hoạch phụ trách phối hợp lập kế hoạch và cải thiện môi trường nghiên cứu để công việc nghiên cứu tại từng phòng ban của NILIM diễn ra thuận lợi. Trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu thúc đẩy số hóa cơ sở hạ tầng DX và đề án về số hóa xây dựng i-Construction và BIM/CIM, Phòng kế hoạch đã xúc tiến việc xây dựng trung tâm dữ liệu số hóa - là tiền đề của việc ứng dụng dữ liệu số 3D, và khu thực nghiệm về số hóa xây dựng - là cơ sở phát triển, thử nghiệm các công nghệ liên quan.

Bộ phận Kế hoạch, Phòng kế hoạch, Viện Nghiên cứu công nghệ, chính sách đất đai, hạ tầng quốc gia (NILIM)
Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT)
URL: http://www.nilim.go.jp/
Địa chỉ: Tsukuba, Ibaraki (Nhật Bản)
Lĩnh vực hoạt động:
Lập kế hoạch và điều phối công việc nghiên cứu, cải thiện môi trường nghiên cứu của các phòng ban
Trưởng Bộ phận
kế hoạch, Phòng
kế hoạch (NILIM)
Ông Yuta Ozaki
Chuyên viên phụ
trách mảng xây
dựng, Bộ phận
kế hoạch, Phòng
kế hoạch (NILIM)
Ông Ryo Yuasa


Viện nghiên cứu kiến tạo xã hội tương lai của chúng tôi
Đánh dấu cột mốc năm thứ 20 hoạt động, tập thể NILIM đã có nhiều hoạt động, dự án hưởng ứng, bao gồm phát hành ấn phẩm "Chặng đường 20 năm của NILIM".

Tải ấn phẩm tại đây



 Đưa vào sử dụng hệ thống mô phỏng lái xe lập thể cỡ lớn 4KVR phục vụ nghiên cứu, kết nối với "trung tâm dữ liệu số hóa"

Một trong những mục tiêu mà MLIT muốn đạt được thông qua đề án số hóa cơ sở hạ tầng (DX) là cải thiện năng suất, cũng là những gì đề án số hóa ngành xây dựng i-Construction đã và đang cố gắng thực hiện được. Bên cạnh đó, Bộ cũng hướng đến cải tiến cách làm việc, thay đổi ngành xây dựng theo hướng tích cực (từng gọi là thông điệp "3K"), kiến tạo một môi trường làm việc tốt hơn cho tất cả những người làm việc trong ngành, bao gồm cả với các công nhân làm việc tại công trường. Từ quan điểm này, chuyên viên phụ trách mảng xây dựng Ryo Yuasa tại Phòng kế hoạch cho rằng: "BIM/CIM và công nghệ VR chính là chìa khóa để đạt được mục tiêu đó".

Nói cách khác, ý tưởng xuyên suốt là với các công nghệ tiên tiến, chúng ta sẽ có thể nâng cao năng suất làm việc, đồng thời loại bỏ rủi ro và lãng phí chi phí khi tiến hành các thử nghiệm tại hiện trường. Ngoài ra, ngay cả trong trường hợp các nhà nghiên cứu gặp phải rào cản khi thực hiện các thí nghiệm quy mô lớn, thì vẫn nên cân nhắc hiệu quả thực hiện thí nghiệm đó trên thiết bị mô phỏng.

Ngoài ra, bối cảnh dịch bệnh xảy ra từ đầu năm 2020 đã thúc đẩy cải cách phương thức làm việc ngay cả trong ngành xây dựng, ngành cần rất nhiều sự tiếp xúc trực tiếp. Thực hiện công việc, bao gồm cả các thử nghiệm từ xa và hạn chế tiếp xúc với mọi người đang được khuyến khích. Đây cũng là cơ hội để tạo ra một bước chuyển mình lớn nhằm góp phần nâng cao năng suất làm việc.

Ban đầu, đã có những trường hợp các phòng nghiên cứu sử dụng công nghệ VR và hệ thống thiết bị mô phỏng riêng lẻ. Ông Ozaki nhận ra rằng, “Lúc đó, chúng tôi cần chế tạo một thứ có thể dễ dàng ứng dụng trong phòng thí nghiệm để đáp ứng nhu cầu về thay đổi cách làm việc.”.

Hơn nữa, những loại thiết bị mô phỏng có khả năng diễn họa mọi thứ trong không gian 3D sẽ có thể tái hiện công nghệ kiểm tra, bảo trì công trình cơ sở hạ tầng, hoặc giả lập tình trạng lũ lụt của các con sông. Do đó, cần thiết phải đưa vào sử dụng một hệ thống mô phỏng sử dụng hiệu quả được trong nhiều lĩnh vực thuộc các bộ phận, chuyên ngành nghiên cứu khác nhau.

Trước đó, ông Ozaki, người đã có kinh nghiệm sử dụng thiết bị mô phỏng tương tự khi nghiên cứu về giao thông đường bộ, cho biết các đặc điểm kỹ thuật ông đã cân nhắc lựa chọn thiết bị mô phỏng phù hợp vào mùa thu năm 2020 là 1) khả năng mô phỏng đến hết phần dưới (chân) đối với mô phỏng đi xe đạp và mô phỏng đi bộ, 2) môi trường lái xe như thực tế, 3) tạo ra cảm giác thực tế, truyền tải thời gian thực góc nhìn của người đi bộ khi đi bộ xung quanh công trình để kiểm tra, bảo dưỡng, 4) Cho phép nhiều người dùng kỹ sư chia sẻ tình trạng của công trình khi họ đang kiểm tra, bảo dưỡng nó tại cùng một thời điểm, 5) độ phân giải cao và có tiềm năng phát triển hơn nữa. Với những yêu cầu trên, vào cuối năm 2020, ông quyết định đưa vào sử dụng thiết bị mô phỏng lái xe UC-win/Road. Sau đó, vào cuối năm tài khóa, hệ thống hiển thị lập thể sống động với màn hình 4K tạo ra góc nhìn rộng và cảm giác "đắm chìm" (immersion) cao cho phép giả lập môi trường lái xe như thực tế với phần cứng sử dụng các bộ phận của ô tô thực tế đã được lắp đặt toàn diện.

"Chúng tôi đã tạo ra một hệ thống nền tảng với các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc tối thiểu, và chúng tôi muốn các phòng nghiên cứu tận dụng tốt hiệu quả của hệ thống này. Chúng tôi cũng đang xem xét cách thức cho phép những người bên ngoài Viện nghiên cứu cũng có thể tiếp cận và sử dụng hệ thống."

Với bối cảnh đưa vào sử dụng hệ thống mô phỏng, chuyên viên phụ trách mảng xây dựng Yuasa cũng sẽ bắt đầu quá trình xây dựng "trung tâm dữ liệu số hóa" của NILIM. Đây là một máy chủ dung lượng lớn của NILIM được kết nối bằng hạ tầng truyền thông tin tốc độ cực cao, có vai trò tổng hợp dữ liệu 3D phục vụ BIM. Đây là một dự án do MLIT chỉ đạo, nhằm thúc đẩy quá trình số hóa trong xây dựng. Ngoài "khu thực nghiệm về số hóa xây dựng" đang hoạt động, Viện cũng đang nỗ lực kết nối dữ liệu với hệ thống mô phỏng lập thể cỡ lớn 4KVR nhằm mở rộng tiềm năng nghiên cứu của thiết bị.

Trưng bày mô hình sa bàn được in 3D từ mô hình BIM trong không gian ảo "VR NILIM" Hệ thống mô phỏng lái xe lập thể, với 4 màn hình lớn mang lại góc nhìn rộng và cảm giác "đắm chìm" (immersive) cao


 "VR NILIM" - công cụ phục vụ mục đích quảng bá đến công chúng

Ông Yuasa cho biết, "Chúng tôi khuyến khích các em nhỏ đến tham quan tại các cơ sở thực nghiệm qua các sự kiện PR đến công chúng tổ chức vào nhiều thời điểm trong năm.".

Tuy nhiên, dịch bệnh đã hạn chế khả năng tổ chức các sự kiện mở, vì vậy Viện đang tìm cách tiếp cận khác cho phép trẻ em và người lớn, kể cả những người sống ở xa, hiểu rõ về hoạt động các cơ sở của NILIM. Cùng với hệ thống mô phỏng lái xe cỡ lớn được đề cập ở trên, đầu năm 2020 Viện cũng bắt đầu nghiên cứu sử dụng hệ thống nền tảng ảo "F8VPS", và đã quyết định đưa vào sử dụng vào cuối năm đó. Đầu năm 2021, "VR NILIM (Kokusouken)" - không gian ảo 3D tái hiện cơ sở vật chất tại văn phòng Asahi của NILIM được hoàn thành. Sau quá trình tiếp tục hoàn thiện, không gian ảo này đã được "lên sóng" trên website của NILIM từ tháng 6 cùng năm. Chỉ cần vào website, người dùng có thể tiếp cận dữ liệu không gian ảo này, "đi bộ" xung quanh không gian NILIM trong môi trường VR, đến gần và cảm nhận khu vực, cơ sở thử nghiệm của NILIM, qua đó hiểu được phần nào quy mô các hoạt động của Viện.

"Tôi hy vọng "VR NILIM" sẽ là một nền tảng hỗ trợ đắc lực cho hoạt động truyền bá thông tin đến công chúng.", ông Yuasa nói. Ông cũng đề cập đến ý tưởng Các thí nghiệm và phát triển công nghệ khác nhau liên tục được thực hiện trong mỗi phòng nghiên cứu của Viện Quản lý Đất đai và Cơ sở hạ tầng Quốc gia, và ý tưởng là đưa các video và thông tin về các thí nghiệm và kết quả lên Viện Quản lý Đất đai và Cơ sở hạ tầng Quốc gia VR và phát triển hệ thống có thể được truy cập. Đồng thời đề cập đến.

Hệ thống nền tảng ảo "F8VPS"
Không gian ảo trưng bày sản phẩm tại showroom Tokyo của FORUM8
Không gian ảo của khuôn viên trường
(Tokyo Tech Annex, Trường Đại học Công nghiệp Tokyo (Nhật Bản))


 Chú trọng tiềm năng phát triển của công nghệ

Như vậy, bên cạnh việc hỗ trợ những đề án đang được MLIT đẩy mạnh như i-Construction và số hóa ngành xây dựng (DX), Viện cũng đã đưa vào sử dụng hệ thống mô phỏng lập thể cỡ lớn 4KVR và hệ thống nền tảng ảo "VR NILIM", với kỳ vọng có thể tận dụng sức mạnh của công nghệ để tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề thực tế, ví dụ như giải pháp hiệu quả để đối phó với tình hình dịch bệnh hiện tại. Qua việc ứng dụng các hệ thống trên, họ đã có thể trải nghiệm khả năng giả lập, tái tạo không gian như thực tế của hệ thống nền tảng, cũng như nhận ra các tiềm năng để phát triển hệ thống.

"Công nghệ thông tin mang lại tiềm năng phát triển rộng lớn và linh hoạt, do đó cần chớp lấy cơ hội và triển khai ứng dụng sớm."

Tác giả: Takashi Ikeno
(Up&Coming '21 Ấn bản mùa thu)



Trang trước
  
Mục lục

Back
Up&Coming

Communication failed

LOADING