FORUM8 Asia Online Seminar 2022


FORUM8 sẽ tổ chức chuỗi hội thảo Asia Online Seminar tại trụ sở chính Tokyo kết hợp với 6 văn phòng tại các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Ngoài giới thiệu về các giải pháp mới nhất của FORUM8 trong các lĩnh vực thực tế ảo (VR)/ đồ họa (CG), thiết kế xây dựng UC-1 / phân tích kết cấu & địa kỹ thuật bằng FEM, hội thảo còn mang đến bài diễn thuyết từ các diễn giả khách mời là chuyên gia trong lĩnh vực của họ (xem chi tiết diễn giả tại từng hội thảo ở phần dưới), cũng như giới thiệu về phòng trưng bày ảo các giải pháp mô phỏng của FORUM8, nơi người tham dự có thể "đi lại" tham quan và trải nghiệm.
>> Đăng ký ngay!

Thời gian: 14:00 - 17:30 (giờ địa phương)
Phí tham dự: Miễn phí
< Lịch trình toàn chuỗi hội thảo >
Ngày diễn ra Địa điểm
18/03/2022 Hà Nội / Online
24/03/2022 Seoul (Hàn Quốc) / Online
30/03/2022 Thượng Hải (Trung Quốc) / Online
06/04/2022 Sydney (Úc) / Online
13/04/2022 Thanh Đảo (Trung Quốc) / Online
20/04/2022 Đài Bắc (Đài Loan) / Online
< Chương trình hội thảo >
* Chương trình hội thảo có thể thay đổi tùy theo tình hình.
14:00 - 14:20 Lời chào từ FORUM8
14:20 - 15:20 Bài diễn thuyết đặc biệt (Thông tin chi tiết phía dưới)
15:20 - 16:00 Hội thảo về UC-1/FEM
  • Cập nhật về chuỗi giải pháp FEM: Phần mềm phân tích kết cấu Engineer's Studio®, FEMLEEG, phân tích địa kỹ thuật Geo Engineer's Studio
  • DF2021 IM&VR, i-Construction, giới thiệu dự án đoạt giải của cuộc thi VDWC
  • Dịch vụ hỗ trợ phân tích FEM, dự án đã làm thực tế, dự án đoạt giải NaRDA (cuộc thi thiết kế chống chịu thiên tai tại Nhật Bản)
  • Dịch vụ tạo bản đồ cảnh báo rủi ro lũ lụt (hazard map) VR 3D, các giải pháp hỗ trợ phòng chống thiên tai
  • Cập nhật mới trong chuỗi phần mềm tính toán thiết kế xây dựng UC-1, phân tích lũ lụt trên sông quy mô nhỏ, v.v.
  • Bộ giải pháp tự động hóa thiết kế UC-1 Cloud (cống hộp, tường chắn, hố móng)
16:00 - 16:15 Giải lao
16:15 - 16:50 Hội thảo VR/CG và Shade3D
  • PLATEAU, ứng dụng nguồn dữ liệu mở để xây dựng bản sao số (digital twin)
    - Tầm nhìn về ứng dụng thành phố vườn (garden city) kỹ thuật số, đô thị thông minh -
  • Ứng dụng mới nhất của công nghệ mô phỏng VR, giới thiệu dự án đoạt giải cuộc thi mô phỏng 3D VR
  • Giới thiệu dự án thực tế ứng dụng VR của các địa phương tại Nhật
  • Cập nhật về phần mềm diễn họa/ mô phỏng UC-win/Road, hỗ trợ IFC & mô phỏng 4D, liên kết với VISSIM, các tính năng đang phát triển
16:50 - 17:25 Hội thảo BIM và ứng dụng cloud
  • Ứng dụng trong phát triển công nghệ xe tự hành, MaaS, lập trình nhúng/ Suite Chidori Engine
  • Ứng dụng của hệ thống nền tảng ảo F8VPS
  • Công cụ hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng cloud, giải pháp kế toán Suite ERP
  • Công cụ thiết kế tham số 3D tích hợp quy trình BIM, cơ sở dữ liệu hạ tầng số
  • Cập nhật về phần mềm đồ họa 3D CG tổng hợp Shade3D, tùy chọn kiểm toán thiết kế BIM/CIM, các tính năng đang phát triển
17:25 - 17:30 Q&A, cập nhật về FORUM8 Design Festival và chương trình hội thảo sắp tới
Bài diễn thuyết tại Hà Nội - Ngày 18/03
Diễn giả: ThS. Huỳnh Xuân Tín (Giảng viên Bộ môn Tự động Hóa Thiết kế cầu đường, Khoa Công trình, Trường Đại học Giao thông vận tải)
Giám đốc Viện broBIM - Công ty TNHH Kỹ thuật và Công nghệ V7. Ông đã tham gia nghiên cứu nhiều đề tài về BIM (trong đó có 1 đề tài là chủ nhiệm), có nhiều kinh nghiệm tham gia xây dựng mô hình BIM (với 3 dự án từng tham gia với tư cách là BIM Manager) và quản lý thi công dựa trên mô hình BIM cho các dự án xây dựng hạ tầng gồm khu dân cư, cầu, đường và hạ tầng kỹ thuật.
 
Đề tài
"Hiện trạng và tiềm năng ứng dụng mô hình thông tin công trình (BIM) cho công trình cầu, đường và hạ tầng kỹ thuật ở Việt Nam"

Bài phát biểu khái quát về các quy định hiện hành và lợi ích khi ứng dụng BIM ở các công trình cầu, đường và hạ tầng kỹ thuật đã và đang thực hiện, đồng thời nêu lên các xu hướng tiềm năng ứng dụng cho công trình cầu, đường và hạ tầng kỹ thuật tại Việt Nam trong tương lai.
Bài diễn thuyết tại Seoul - Ngày 24/03
Diễn giả: TS. Kim Joong Hyo (Tiến sĩ ngành Kỹ thuật Giao thông, Cơ quan quản lý Giao thông đường bộ Hàn Quốc - KoROAD)
Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật giao thông, đã tham gia thực hiện các dự án nghiên cứu và phát triển cấp quốc gia liên quan đến công nghệ tự hành với tư cách là nghiên cứu cấp cao. Ông cũng từng tham gia nghiên cứu xây dựng các phương pháp đánh giá khả năng lái xe tự hành và cấp giấy phép lái xe.
 
Đề tài
"Phương pháp đánh giá khả năng lái xe tự hành dựa trên công nghệ thực tế ảo (VR)"

Để đảm bảo an toàn khi lái xe tự hành, cần phải đánh giá các công nghệ lái xe tự hành trong các tình huống khác nhau dựa trên loại đường và môi trường giao thông mà xe tự hành sẽ chạy trên thực tế. Do đó, dựa trên các câu hỏi trong sát hạch giấy phép lái xe tại Hàn Quốc, UC-win/Road được sử dụng như một công cụ đánh giá khả năng lái xe tự hành trong môi trường thực tế ảo. Dựa trên đó, phần mềm sẽ kiểm tra khả năng lái xe trong các tình huống bất ngờ tại môi trường, điều kiện lái xe phức tạp và đa dạng, đồng thời xác nhận khả năng ứng dụng thực tế của phần mềm là một công cụ tối ưu để kiểm tra và đánh giá khả năng của xe tự hành.
Bài diễn thuyết tại Thượng Hải - Ngày 30/03
Diễn giả: GS. Lô Thiêm Thiêm (Sky Lo Tian Tian) (Giáo sư trợ giảng Trường Kiến trúc, Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân (Thâm Quyến, Trung Quốc))
Giáo sư Lô nhận bằng Cử nhân và Thạc sĩ tại Đại học Quốc gia Singapore và nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Victoria Wellington (New Zealand). Sau đó, giáo sư về giảng dạy nghiên cứu tại Trường Kiến trúc thuộc Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân (Thâm Quyến) từ năm 2018. Chuyên môn chính của giáo sư là kiến trúc tham số kỹ thuật số, quy hoạch đô thị, thiết kế khu dân cư có mật độ cao, và thiết kế tương tác game hóa (gamified interactive design).
 
Đề tài
"Một số dự án thực tế ứng dụng BIM kết hợp VR và triển vọng"

Bài trình bày sẽ giới thiệu khái niệm thiết kế kiến trúc có sự tham gia theo các cấp từ dưới lên (bottom-up participatory), sử dụng VR, BIM và các công cụ kỹ thuật số và công nghệ cao khác, kết hợp với tương tác digital sandbox, thiết kế theo hình thức cộng tác ảo từ xa và các hình thức khác để đạt được biểu cảm của con người trong thiết kế.
Bài diễn thuyết tại Sydney - Ngày 06/04
Diễn giả: GS. Luke Downey (Khoa Khoa học Y tế, Trường Đại học Công nghệ Swinburne)
Giáo sư Luke Downey là người đứng đầu Đơn vị nghiên cứu về chất kích thích và lái xe (Drugs and Driving Research Unit) tại Đại học Swinburne, quản lý một nhóm trợ lý nghiên cứu, nghiên cứu sinh tiến sĩ và nghiên cứu sinh sau tiến sĩ. Nghiên cứu của giáo sư tập trung vào lĩnh vực tâm sinh lý con người, cũng như cách sự khác biệt trí thông minh cảm xúc của mỗi cá nhân ảnh hưởng đến hành vi con người nói chung. Giáo sư nhận bằng Tiến sĩ Tâm lý học năm 2010 tại Đại học Swinburne, sau đó tham gia nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Swansea, và là học giả thỉnh giảng tại Đại học Y khoa Harvard vào năm 2015.
 
Đề tài:
"Ảnh hưởng của cần sa y tế đến lái xe giả lập"

Trước đây, giáo sư Luke Downey đã từng tham gia nghiên cứu ảnh hưởng của rượu và các chất kích thích/ gây nghiện khác như ma túy, benzodiazepine đối với hành vi con người bao gồm lái xe. Bài trình bày này của giáo sư sẽ nói về nghiên cứu đến ảnh hưởng của việc tiêu thụ cần sa y tế đến lái xe giả lập sử dụng thiết bị mô phỏng lái xe.
Bài diễn thuyết tại Thanh Đảo - Ngày 13/04
Diễn giả: PGS. Lâm Khánh Phong (Lin Qing Feng) (Trường Khoa học và Kỹ thuật Giao thông, Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh)
Ông đã nhận bằng đại học, thạc sĩ và tiến sĩ tại Đại học Cát Lâm, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Khoa Kỹ thuật ô tô, Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), và thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Giao thông, Đại học Michigan (Hoa Kỳ). Các lĩnh vực nghiên cứu chính của ông là tương tác giữa con người với máy tính trên phương tiện thông minh, xây dựng mô hình hành vi lái xe, phát triển hệ thống hỗ trợ lái xe và phân tích an toàn giao thông. Ông đã biên tập và xuất bản ba cuốn sách chuyên khảo & giáo trình, trong đó gồm cuốn "Giáo trình thực nghiệm mô phỏng lái xe (UC-win/Road)".
 
Đề tài
"Ứng dụng của UC-win/Road trong các lĩnh vực tương tác giữa con người và máy tính trong lái xe tự hành"

Bài trình bày này sẽ giới thiệu (1) phân tích hành vi ứng xử của lái xe có nguy cơ va chạm cao trong lái xe tự hành cấp độ 3 (L3), (2) thiết kế hệ thống cảnh báo trong lái xe tự hành L3 dựa trên hướng dẫn đường đi an toàn, và (3) ứng dụng thiết bị mô phỏng đi bộ trong tương tác giữa xe tự hành và người đi bộ.
Bài diễn thuyết tại Đài Bắc - Ngày 20/04
Diễn giả: GS. Thái Bác Văn (Tsai Bor-Wen) (Khoa Địa chất, Trường Đại học Quốc gia Đài Loan)

Giáo sư Khoa Địa chất tại Đại học Quốc gia Đài Loan, Cộng tác viên nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS), Thành viên (Bộ phận tin học) Cục Chính sách Khoa học & Công nghệ Phòng chống Thiên tai. Ông từng là nghiên cứu viên không thường trực tại Phòng Khoa học Dữ liệu Không gian, Bộ Khoa học Công nghệ Đài Loan, và từng đảm nhận chức Chủ tịch Hiệp hội Thông tin Địa chất Đài Loan.
 

Đề tài
"Từ GIS 3D đến bản sao số cho thành phố thông minh và môi trường phát triển bền vững"

Từ năm 2019, nhằm đáp ứng tiện ích sống thông minh, chính phủ Đài Loan đã bắt đầu xây dựng bản đồ dữ liệu đất đai, cơ sở hạ tầng quốc gia 3D và bản đồ 3D có độ chính xác cao nhằm kiến tạo thành phố thông minh, hỗ trợ phòng chống/ cứu trợ thiên tai và lái xe tự hành. Bài diễn thuyết sẽ trình bày về lộ trình, nội dung xây dựng Hệ thống thông tin địa lý 3D (GIS) và công nghệ tạo bản sao số (digital twin) để môi trường phát triển bền vững.
< Phí tham dự >
Miễn phí
< Đăng ký tham dự >
Vui lòng điền thông tin vào form đăng ký, hoặc gửi e-mail yêu cầu tham dự đến địa chỉ sau:
Email: info-hanoi@forum8.com hoặc ist@forum8.co.jp (tiếng Anh).
Liên hệ: form điền yêu cầu hoặc văn phòng FORUM8.




FORUM8