|
||||||||||||
|
|
Dựa trên nhu cầu công việc, Công ty TNHH ACKG được thành lập vào năm 2006. Tới năm 2018, nó được đổi tên thành "Tập đoàn Tư vấn Phương Đông" Công ty hiện có 6 công ty thành viên, bao gồm Công ty TNHH Tư vấn Phương Đông. Trụ sở chính của Công ty được đặt tại Tokyo, Công ty gồm 10 chi nhánh (Hokkaido, Tohoku, Kantou, Hokuriku, Chubu, Kansai, Chugoku, Shikoku, Kyushu và Okinawa), 45 văn phòng và 1 trung tâm phân tích môi trường. Tính đến tháng 7 năm 2019, Công ty có khoảng 1.160 nhân viên đang làm việc. Tư vấn phương Đông cũng tuyên bố trở thành một "đơn vị tạo ra giá trị xã hội" vào lễ kỷ niệm 60 năm. Để hiện thực hóa điều này, Công ty đang xúc tiến các dự án ưu tiên được phân thành 6 mảng như sau: 1) cải tạo và bảo trì đường bộ, 2) quản lý và bảo trì hệ thống nước, 3) phòng chống thiên tai, 4) vận chuyển, 5) phục hồi khu vực và 6) các dự án ở nước ngoài. Vị trí phòng chính sách giao thông, nơi tiếp cận ban đầu Là một trong những dự án được ưu tiên, dự án kinh doanh vận tải giúp thúc đẩy quá trình hiện thực hóa giao thông đường bộ an toàn, trơn tru và thoải mái bằng việc sử dụng các công nghệ tiên tiến và không gian đường bộ cũng như quy hoạch thị trấn dựa trên đặc điểm khu vực lấy công nghệ và chính sách giao thông là xương sống. Trong đó, việc kinh doanh Chính sách Giao thông có liên quan đến các thử nghiệm xã hội khác nhau và đảm bảo tính cơ động trong giao thông vận tải khu vực dựa trên các chính sách giao thông của Nhật Bản, xây dựng không gian đường bộ an toàn và thoải mái, và quy hoạch thị trấn. Phòng chính sách giao thông trình bày trong bài viết này nằm dưới quyền quản lý thuộc Chi nhánh Kantou. Khoảng 80% chi phí kinh doanh của phòng được sử dụng cho các dịch vụ khách hàng (theo ông Goto), đồng thời họ cũng hỗ trợ nghiên cứu trên toàn quốc dựa trên hướng đi của Bộ phận Giao thông vận tải dưới sự chỉ đạo của trụ sở chính. Gần 40 nhân viên nghiên cứu về ITS (Hệ thống giao thông thông minh), lái xe tự động, quy hoạch vận chuyển, các vấn đề về đường bộ sau khi bắt đầu hoạt động, v.v. Ông Goto đề cập đến một cách tiếp cận hướng dẫn chiến lược là một thách thức đối với Phòng trong những năm gần đây. Ví dụ, trong trường hợp giới thiệu một công trình đường bộ - bùng binh- đã thành công ở nước ngoài, những người tham gia đã tự "đánh giá qua điểm chuẩn từ sổ tay" hơn là "sử dụng <hướng dẫn hiện có> sau khi hoàn thành". Nói cách khác, khi có thiết kế cơ sở, họ muốn kiểm tra nó không phải từ quan điểm của một người sử dụng đơn thuần hướng dẫn sử dụng, mà từ quan điểm của người tạo ra hướng dẫn trong khi phản ánh dữ liệu gốc của Nhật Bản. Cách suy nghĩ này đã có những kết quả tốt. Ngoài ra, trong việc xử lý cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin cơ bản về lưu lượng và tốc độ giao thông, tình huống di chuyển của từng phương tiện là rất quan trọng. Từ nhận thức như vậy, họ luôn chú tâm phát triển các hệ cảm biến và thiết bị nội bộ để có được những loại thông tin này. Sử dụng UC-win/Road DS kiểm tra các giải pháp trong Hướng dẫn và Thông tin đường bộ Công việc chính của ông Goto là nghiên cứu và đề xuất các lĩnh vực liên quan đến giao thông trơn tru và an toàn giao thông, ví như các biện pháp giảm thiểu tắc nghẽn giao thông. Ông ấy đã sử dụng UC-win/Road DS không chỉ cho công việc của mình mà còn áp dụng cho cả các dự án khác thuộc Phòng Chính sách giao thông. Ông Goto có cơ hội đầu tiên áp dụng UC-win/Road DS là dự án nút giao Ohashi thuộc đường cao tốc Metropolitan (Shutoko) được đề cập tại buổi khai mạc. Dự án này đã được lên kế hoạch để kết nối đường hầm dưới mặt đất thuộc Tuyến đường Trung tâm (Hầm Yamate) với Tuyến số 3 (Tuyến Shibuya) trong điều kiện địa điểm bị hạn chế ở khu vực đô thị. Để giải quyết các thách thức đặt ra, một kế hoạch với cấu trúc hai vòng-4 lớp trải dài 70m, được bao phủ bởi một mái nhà được lập. Chu vi của vòng xoắn giao thông khoảng 400m. Vì đây là một cấu trúc đặc biệt chưa từng có, nên người ta sợ rằng khả năng nhận dạng không gian của người lái xe sẽ giảm hoặc áp lực của họ sẽ tăng lên. Do đó, Công ty đã đề xuất một biện pháp hướng dẫn sử dụng màu sắc làm giải pháp (2008). "Chúng tôi biết rằng việc hướng dẫn sử dụng màu sắc sẽ có hiệu quả." Vài năm trước, ông Goto phụ trách kiểm tra hệ thống hướng dẫn tại Cổng 1 và 2 của Sân bay Haneda. Vào thời điểm đó, họ đã đề xuất một biện pháp để hướng dẫn người tới sân bay đến đúng đích bằng cách sử dụng màu sắc. Sau đó, họ thực hiện một thử nghiệm cho phép người dùng xem video được tạo bằng CG (đồ họa máy tính) để chứng minh tính hiệu quả của nó.. Với kinh nghiệm trên, Dự án nút giao Ohashi được thiết kế với các hướng có màu sắc mặt đường khác nhau để hướng dẫn người lái xe đi tới vị trí mong muốn tại ngã ba của Tuyến số 3 (Đường Shibuya) mà không nhầm lẫn: "màu xanh" đi tới vùng ngoại ô và "màu đỏ" cho khu vực đô thị. Đồng thời, họ cũng đề xuất thống nhất thiết kế màu của cột chắn cao su để ngăn ngừa tai nạn và bảng ngựa vằn để cảnh báo đường cong trong toàn bộ không gian đường. Để xác minh tính hiệu quả của biện pháp, UC-win/Road DS đã được giới thiệu. Tuy nhiên, do có những hạn chế trong việc hiện thị màu sắc về cách thức đo lường (màu sắc), vậy nên họ đã tiến hành thí nghiệm tại một nơi nào đó của công trường, bằng cách sử dụng vật liệu thực tế, để quyết định màu nào sẽ được áp dụng và xác minh tính hiệu quả của các biện pháp. Thông qua dự án, họ đã nhận ra những lợi thế của UC-win/Road DS: cho phép hiện thực hóa môi trường trước khi hoàn thành dự án và thử các kịch bản khác nhau một cách dễ dàng. Kể từ đó, DS đã được đưa vào và sử dụng cho một số dự án. Ví dụ, trong những năm gần đây, DS đã được sử dụng để trải nghiệm sơ tán trong vụ cháy đường hầm bằng màn hình gắn trên đầu (HMD) và nghiên cứu lượng thông tin mà người lái xe có thể đọc được từ bảng thông tin trên đường cao tốc.
Mở rộng khả năng sử dụng UC-win/Road DS "(VR) DS là một công cụ đa năng rất hiệu quả, nó cho phép người dùng trải nghiệm". Ví dụ, một đoạn đường nhất định được tạo bằng VR, nó không chỉ được sử dụng để kiểm tra hạng mục tư vấn mà còn được dùng để thảo luận đưa ra sự đồng thuận dễ dàng bằng cách hiển thị lại môi trường dự án sau khi hoàn thành. Nếu nó được sử dụng cho hoạt động truyền thông công chúng tại một số sự kiện, thì DS cũng có thể được sử dụng cho mục đích giáo dục khi thêm một yếu tố giải trí cho nó. Ông Goto đề cập đến một loạt các ứng dụng. Điều đó có nghĩa là, trong tầm nhìn của ông Goto, các đối tượng của ứng dụng này không chỉ bao gồm một trường hợp để tạo ra những gì chưa được hiện thực hóa trên thế giới, mà còn là một trường hợp cần kiểm tra về các ví dụ với các biến thể như soạn thảo tiêu chuẩn hoặc trường hợp kiểm tra sự chuyển đổi các chế độ giao thông khác nhau. Hơn nữa, ông Goto còn đề cập rằng việc tạo ra cả một thị trấn với VR có thể giúp phát triển thành nhiều hoạt động khác nhau trong khi thực hiện giao tiếp trong môi trường VR. Độ chính xác càng cao, khả năng sử dụng càng trở nên rộng hơn. Lập trường của phía người dùng và phát triển công nghệ VR Theo ông Goto: miễn là môi trường VR không có thật, thì "không có điểm hoàn hảo là một trăm". Vì vậy, Phòng Chính sách giao thông phải làm hết sức mình trong việc ứng dụng nó. Đồng thời, họ cũng cố gắng chia sẻ rõ ràng cho FORUM8 những gì còn thiếu trong DS hiện tại cũng như trao đổi về nhu cầu của họ để đến gần hơn với điểm số họ mong muốn trong tương lai. Đây là những gì ông Goto nói về lập trường của họ. Họ tự hào rằng bằng cách phản ánh cách tiếp cận như vậy, thực tế hình ảnh đã được cải thiện đều đặn cho đến nay, và sự cải thiện về số lượng và vị trí của màn hình đã cho phép người sử dụng tới gần với môi trường lái xe thực tế hơn. Không từ bỏ vì "không thể" với DS hiện tại, mà hãy tích lũy nhu cầu "những điều mong đợi DS sẽ làm", điều đó khiến công nghệ VR phát triển ngày càng mạnh mẽ, và khả năng tái tạo thực tế ảo sẽ mang họ đến gần hơn với thực tế. Tích lũy các công nghệ như vậy sẽ cho phép hiện thực hóa một cái gì đó như "thị trấn ảo" được đề cập ở trên. "(Thế giới trong đó sự tiến bộ của VR và AI đóng vai trò chính là) một lĩnh vực có thể phát triển theo quan điểm công nghệ. (Theo nghĩa đó, phía người dùng) nên tiếp tục đưa ra yêu cầu."
|
||||||||||||
Viết bởi Takashi Ikeno) (Up&Coming '19 ấn phẩm thu) |
|
||||||